Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Chân dung CEO 26 tuổi của Tumblr - giản dị và lãng mạn trong kỷ nguyên Internet đầy toan tính


26 tuổi với tài sản trên 200 triệu USD, David Karp, sáng lập mạng xã hội Tumblr sắp được Yahoo mua lại với giá 1,1 tỷ USD, vẫn sống giản dị, đi Vespa, thích dành thời gian với bạn gái hơn là có những buổi tối "thác loạn" và rất ghét quảng cáo.
Ra đời từ năm 2007 với lượng truy cập lên tới 12 tỷ mỗi tháng, Tumblr từ chối treo quảng cáo cho đến tháng 5/2012, giúp mạng xã hội này có được doanh thu (dù còn rất khiêm tốn so với quy mô của nó) là 13 triệu USD năm 2012. Nguyên nhân là do Karp, sinh năm 1986, không thích dịch vụ được đánh giá là đẹp mắt của anh bị phân tán bởi những quảng cáo xấu xí, những "đường siêu liên kết màu xanh" rối mắt. Tuy nhiên, mong muốn lãng mạn ấy buộc phải chấm dứt bởi không dịch vụ online nào có thể tồn tại mãi nếu không làm ra tiền. Việc Yahoo bỏ tới 1,1 tỷ tiền mặt mua lạiTumblr (thông tin chưa chính thức) có thể sẽ làm thay đổi quan niệm của Karp, hoặcYahoo sẽ giúp anh sáng tạo lại hệ thống quảng cáo trên Internet và tránh đi theo con đường của Google, FacebookTwitter.
David Karp, triệu phú khiêm tốn và giản dị ở tuổi đôi mươi

Triết lý tối giản

Nếu Mark Zuckerberg của Facebook sở hữu dinh cơ 6 triệu USD thì Karp cũng có một cơ ngơi xứng tầm với anh. Đó là căn hộ rộng 160 mét vuông trị giá 1,6 triệu USD. Nhưng trong đó lại gần như không có gì đáng chú ý. Một phòng ngủ đơn sơ với tủ đồ mới được lấp đầy một nửa. Một phòng khách chỉ có bộ ghế sofa và TV. Nơi gây ấn tượng nhất chính là gian bếp tầm cỡ khách sạn dành cho bạn gái Rachel Eakley vì cô là một đầu bếp.
"Tôi không có bất cứ cuốn sách nào. Tôi cũng chẳng sắm nhiều quần áo. Tôi luôn ngạc nhiên khi thấy mọi người chất đầy ngôi nhà của họ với đủ thứ đồ khác nhau", Karp phân bua.
"Karp luôn có xu hướng tìm hiểu những cách giúp cậu ấy có thể loại bỏ đi thứ gì đó", Marco Arment, nhân viên đầu tiên tại Tumblr, giải thích. Ngay cả cơ thể gày gò, mảnh dẻ của Karp cũng thể hiện điều đó. "Cân nặng của tôi luôn dưới chuẩn 18 kg", CEO thuộc thế hệ 8x cho hay.
Với anh, sự tối giản không chỉ là lựa chọn về mặt thẩm mỹ. Nó là chìa khóa của sự tự do. Khi đi du lịch hay công tác, anh không cần lên kế hoạch trước vài ngày, kể cả hành trình dài tới Nhật thì hành lý của anh cũng rất nhỏ gọn, năng động. 
Karp không chấp nhận sự rườm rà, thừa thãi làm ảnh hưởng đến Tumblr. Nếu nhưFacebook là nơi mọi người chia sẻ, cập nhật về cuộc sống hàng ngày, còn Twitter là nơi mọi người theo dõi các sự kiện diễn ra trên khắp thế giới thì Tumblr là cách để họ thể hiện bản thân trước công chúng. Giống hai mạng xã hội trên, Tumblr cập nhật các post theo thời gian, nhưng trực quan, đẹp và giàu cảm xúc hơn.

Theo đuổi đam mê hơn kiếm tiền

184 triệu khách truy cập, 120.000 bài viết mới mỗi ngày, 12 tỷ lượt truy cập vào tháng 4/2013 là con số đáng nể với một mạng xã hội chỉ đạt doanh thu khiêm tốn. Để có được một năm 2013 thành công, Tumblr cần chứng minh rằng nó sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng (chứ không phải đã đạt tới ngưỡng không thể mở rộng), sẽ thực sự kiếm được tiền và David Karp, tài năng trẻ với triết lý tối giản, đúng là người sẽ đưaTumblr tiến xa trên con đường "trải đầy xác những công ty bị khai tử vì sai chiến lược, sai thời điểm. Họ sẽ phải rất cẩn thận", theo lời chuyên gia phân tích Brian Blau của Gartner.
Hành trình phát triển Tumblr của Karp bắt đầu khi anh mới chỉ là cậu thiếu niên tuổi teen thông minh và yêu công nghệ. Mẹ của Karp, một giáo viên ở Manhattan, và bố anh, một nhạc sĩ, biết rằng con trai mình cần những con đường rộng mở để theo đuổi niềm đam mê. Vì thế, mẹ anh đã đến gặp Fred Seibert, vốn là phụ huynh học trò của bà. Từng nằm trong ban lãnh đạo của MTV Networks, Seibert khi đó đã lập công ty riêng về sản xuất hoạt hình. "Mẹ David hỏi trong công ty tôi có máy tính không vì cậu con trai 14 tuổi của bà rất mê máy tính và liệu cậu bé có thể đến chơi không", Seibert kể lại.
"Tôi rất run", Karp nói về chuyến thăm đầu tiên. Nhưng sự thích thú với công việc của các kỹ sư đã lấn át nỗi lo lắng và các cuộc ghé thăm dần trở nên thường xuyên hơn. "Một hôm, David nói sẽ đến chơi hàng ngày vì cậu ấy đã nghỉ học ở trường", Seibert cho hay. Karp quyết định không tới trường mà chỉ học ở nhà, anh theo một lớp tiếng Nhật và tìm một gia sư toán cũng như bắt đầu viết phần mềm với dự định xin vào Viện công nghệ MIT với mục đích trở thành kỹ sư máy tính.
Nhưng điều đó đã không diễn ra. Vào thời điểm bạn bè đang viết đơn xin vào đại học, Karp đảm nhận vai trò trưởng nhóm sản phẩm tại website dành cho cha mẹ UrbanBaby. Sau khi CNet mua lại site năm 2006, Karp sử dụng số tiền được chia để thành lập công ty Davidville.
Dù đang xây dựng một nền tảng blog cho công ty của Seibert, Karp tỏ ra không hài lòng với nó. Seibert liền gọi cho nhà đầu tư Bijan Sabet của Spark Capital. "Seibert nói tôi cần dành thời gian cho David, cậu ấy là một tài năng khó tin", Sabet kể. Họ gặp nhau và Karp cho ông xem ứng dụng web giúp mọi người tạo và chia sẻ nội dung số như văn bản, ảnh, video... Đó là Tumblr. "Tôi rất ấn tượng. Tôi chưa từng thấy bất cứ thứ gì được thiết kế đẹp đến thế", Sabet khẳng định.
Tuy nhiên, thuyết phục Karp coi đây là một dự án kinh doanh lại vô cùng khó khăn. "Cậu ấy không muốn được gọi là một doanh nhân và càng không muốn Tumblr trở thành thứ gì đó khác ngoài một công cụ giúp cuộc sống của cậu ấy tốt đẹp hơn. David có niềm đam mê lớn, nhưng đó không phải là đam mê kinh doanh", Sabet nói.
Văn phòng của Tumblr tại Manhattan
Khi Sabet đề nghị Karp thành lập công ty dựa trên Tumblr và cho xem bảng thống kê các danh mục đầu tư, Karp cho rằng nó đòi hỏi "quá nhiều tiền với quá nhiều áp lực". Nhưng rồi anh cũng đồng ý. Tumblr được công bố vào tháng 2/2007 và chỉ sau 2 tuần đã thu hút 75.000 thành viên. Công ty Davidville được đổi tên thành Tumblr.
Về kích cỡ công ty, khi đó Craigslist có 26 nhân viên còn MySpace và Facebookkhoảng 1.000 người. Karp tuyên bố: "Tôi có thể làm việc chỉ với 4 người trong cả cuộc đời mình". Tuy vậy, khi số người dùng của Tumblr lên 6-7 con số, website bắt đầu gặp vấn đề về độ ổn định. Việc triển khai bản vá và cải tiến liên tục rơi vào tình trạng thắt cổ chai. "Chúng tôi bị quá tải. Tôi đã không nhìn thấy trước nhu cầu phải có một đội kỹ sư lớn hơn và điều này khiến chúng tôi phải trải qua vài tháng nghiêm trọng", Karp thừa nhận.
Sabet cho hay ông cam kết với Karp rằng anh sẽ là CEO của Tumblr cho đến khi nào anh không muốn nữa vì "Tumblr sẽ không còn là Tumblr nếu thiếu David". Tuy nhiên, ông cũng hiểu đã đến lúc Tumblr phải trở thành cỗ máy kiếm tiền - điều rõ ràng không phải thế mạnh của Karp. Dù đã qua giai đoạn tuổi teen khi khởi nghiệp, Karp vẫn tỏ ra nhút nhát và sống nội tâm.
Chính vì thế, việc sáp nhập vào Yahoo bị người dùng không ủng hộ (Yahoo vốn không thành công về mạng xã hội, và họ lo Tumblr sắp tới sẽ tràn ngập quảng cáo), nhưng lại được giới đầu tư đánh giá cao. Yahoo sẽ nắm trong tay một lượng người dùng trẻ và giải quyết được vấn đề lớn của Yahoo là tiếp cận thị trường di động, trong khi Tumblr nhận được khoản tiền lớn, nhờ đó giảm bớt sức ép kinh doanh để có thời gian xác định hướng cụ thể trong tương lai (với việc nắm giữ 25% cổ phần Tumblr, Karp sẽ bỏ túi khoảng 250 triệu USD).

Những điều thú vị về David Karp

Karp nghỉ học từ năm 15 tuổi
Anh sống trong căn hộ trị giá 1,6 triệu USD ở Brooklyn nhưng phòng khách (ảnh) không có gì đáng chú ý ngoài bộ ghế sofa và TV.
Anh bắt đầu yêu Rachel Eakley từ năm 2011. Hai người sống cùng chú chó tên Clark.
Theo yêu cầu của Eakley, anh thiết kế căn bếp hạng sang để cô trổ tài nấu nướng.
Karp đặc biệt thích đi du lịch.
Anh đi làm bằng xe máy.
Anh và bạn gái thường cùng nhau xem các chương trình như Top Gear hay Futurama. Laptop không được phép hiện diện trong phòng ngủ.
Điểm thú vị là đa số các bức ảnh nhân viên Tumblr đều do Karp chụp. Anh chỉ uống trà, không uống cafe.
"Ước mơ lớn nhất của tôi là 30 năm nữa tôi vẫn làm cho Tumblr. Tôi muốn xây dựng một sản phẩm cho hàng trăm triệu người sử dụng", Karp chia sẻ cam kết với mạng xã hội này.
Châu An
Sohoa

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

WHAT THEY DON'T TEACH YOU AT HARVARD



LESSONS FROM A BANK ROBBERY

(This was written by an unknown author in Chinese and translated into English)

There was this robbery in Guangzhou, the robber shouted to everyone:"All don't move, money belongs to the state, life belongs to you".

Everyone in the bank laid down quietly. This is called "Mind Changing Concept --> Changing the conventional way of thinking".

One lady lay on the table provocatively, the robber shouted at her "Pleasebe civilised! This is a robbery and not a rape!" This is called "Being Professional --> Focus only on what you are trained to do!"

When the robbers got back, the younger robber (MBA trained) told the older robber (who in only primary school educated), "Big bro, let's count how much we got", the older robber rebutted and said, "You very stupid, so much money, how to count, tonight TV will tell us how much we robbed from the bank!" This is called "Experience --> nowadays experience is more important than paper qualifications!"

After the robbers left, the bank manager told the bank supervisor to call the police quickly. The supervisor says "Wait, wait wait, let's put the 5 million RMB we embezzled into the amount the robbers robbed". This is called "Swim with the tide --> converting an unfavorable situation to your advantage!"

The supervisor says "It will be good if there is a robbery every month". This is called "Killing Boredom --> Happiness is most important."

The next day, TV news reported that 100 million RMB was taken from the bank. The robbers counted and counted and counted, but they could only count 20 million RMB. The robbers were very angry and complained "We risked our lives and only took 20 million RMB, the bank manager took 80 million RMB with a snap of his fingers. It looks like it is better to be educated to be a thief!" This is called "Knowledge is worth as much as gold !"

The bank manager was smiling and happy because his loss in the CINOPEC shares are now covered by this robbery. This is called "Seizing the opportunity --> daring to take risks!"

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Bí quyết dùng người của Alex Ferguson



Bí quyết dùng người của Alex Ferguson

Trong một loạt bài phỏng vấn với trường đại học Harvard được thực hiện năm 2012, Sir Alex Ferguson đã tiết lộ những bí mật trong phong cách quản lý của ông.

Trong số các chủ đề chính, Ferguson thảo luận về nỗ lực ngăn chặn rò rỉ thông tin, làm thế nào để các cầu thủ luôn chấp hành nghiêm túc những qui định đề ra và cả cách giữ cho các cầu thủ luôn vui vẻ. 

“Ngày nay, các cầu thủ đã có cuộc sống đẩy đủ hơn và do đó họ “mong manh” hơn nhiều so với cách đây 25 năm”, vị huấn luyện viên bắt đầu vai trò quản lý tại East Stirlingshire từ năm 1974 chia sẻ. “Những năm trước, tôi là một người đầy tham vọng, muốn lúc nào cũng là người chiến thắng và do đó khá nóng nảy và dễ cáu giận. Tuy nhiên, tuổi tác khiến tính cách trở nên mềm mỏng hơn và do đó cách cư xử với các cầu thủ cũng tốt hơn”.  

Ferguson bổ sung thêm rằng trên sân tập luyện không có chỗ cho những lời chỉ trích. Đối với một cầu thủ, không có gì tốt hơn khi nghe thấy lời khen ngợi “Làm tốt lắm!”. “Đây là từ tuyệt vời nhất trong ngành thể thao. Bạn không cần phải sử dụng các từ ngữ hoa mỹ”.  

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng duy trì được kỷ luật là điều cần thiết. Ferguson vốn nổi tiếng biệt danh “Máy sấy tóc” thể hiện phần nào kỹ thuật quản lý của ông. “Bạn không thể lúc nào cũng la hét và điều đó không hề đem lại tác dụng. Không ai muốn bị phê bình. Tuy nhiên, trong phòng thay đồ, chỉ ra lỗi sai của cầu thủ là điều cần thiết. Tôi làm điều này ngay sau trận đấu và không bao giờ liên tục trì triết cầu thủ.

 “Bạn có thể mất kiểm soát, đặc biệt là khi đối mặt với 30 cầu thủ xuất sắc và tất cả đều là triệu phú. Chúng tôi vẫn trừng phạt cầu thủ nếu như họ cư xử không đúng mực. Tuy nhiên, điều đó chỉ diễn ra trong nội bộ”. 

Ferguson cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có cách tiếp cận riêng đối với từng cá nhân khác nhau. Người huấn luyện viên phải chấp nhận sự thực là các cầu thủ có thể mắc lỗi nhưng lỗi đó có thể bù đắp bằng những điều tuyệt vời mà anh ta có thể làm được. 

Ông cũng nói về cách tốt nhất để đối mặt với những cái tôi quá lớn. “Khi làm việc với những thiên tài, tôi nói với họ làm việc chăm chỉ cũng là một tài năng. Họ phải làm việc chăm chỉ hơn ai hết. Nếu không thể tuân thủ qui định chung, họ hãy ra đi”. 

Chỉ đến ngày trận đấu diễn ra, danh sách các cầu thủ ra sân mới được Ferguson công bố. Nếu trận đấu diễn ra lúc 3h, danh sách sẽ được công bố lúc 1h và trước đó, đích thân ông nói chuyện với những người không được ra sân. Ông thường nói: có thể tôi đang mắc phải một sai lầm nhưng tôi nghĩ đây là đội hình tốt nhất cho trận đấu ngày hôm nay. 

Vị huấn luyện viên tài ba cũng chia sẻ cách sử dụng tâm lý để thay đổi cuộc chơi chỉ sau giờ nghỉ giải lao. "Tôi thường kể cho họ nhiều câu chuyện khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì đó là niềm tin vào bản thân và vào các thành viên khác trong đội. 

Minh Anh
Theo Trí Thức Trẻ/Guardian

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Tuyên ngôn Frankfurt

Mới chỉ cách nay vài năm, nói đến Samsung, điều đầu tiên hiện lên trong đầu tôi là những chiếc điện thoại dạng nắp gập nhỏ nhắn, giá rẻ và... rất hay đứt cáp màn hình. Ngay từ khi biết sử dụng điện thoại, đối với tôi Samsung luôn là 1 thương hiệu "hạng hai" dành cho các bà nội trợ, trẻ con và người cao tuổi. 


Hiện giờ trên mặt bàn làm việc của tôi đang là 1 chiếc Galaxy Note 2, nâng cấp từ Samsung Galaxy Note, ấn tượng ngày nào về 1 thương hiệu "hạng hai" vẫn còn đó, nhưng để thỏa mãn những nhu cầu của mình về 1 chiếc smartphone màn hình lớn, pin "trâu" và chất lượng ổn định, tôi không tìm được giải pháp nào phù hợp hơn Galaxy Note 2. 

Dù thích hay ghét Samsung, chúng ta không thể không thừa nhận với nhau 1 điều rằng trong hoàn cảnh thị trường smartphone hiện giờ vẫn là cuộc đua song mã giữa Samsung và Apple trong khi tất cả các nhà sản xuất còn lại đều đang giãy giụa với nỗ lực "trụ hạng" hoặc thậm chí là chiến đấu giành quyền tồn tại, chắc chắn Samsung phải có "công thức bí mật" tạo nên sự thành công của mình.

Trong bài viết này tôi không có tham vọng đi phân tích nguyên nhân về sự thành công của Samsung mà sẽ chỉ đơn thuần kể cho các bạn 3 câu chuyện nhỏ về Samsung. Những câu chuyện mà không phải ai cũng biết về 1 công ty đã và đang dần dần từng bước tiến lên ngôi vị thống lĩnh ngành hàng điện tử gia dụng trên quy mô toàn cầu.

Câu chuyện 1: Bài diễn văn 8500 trang và 2000 hạt giống giá 100 triệu USD

Hiện tại Samsung là 1 trong những tập đoàn tư nhân lớn và lâu đời nhất Hàn Quốc, tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu của Samsung chiếm 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc và đóng góp khoảng 17% GDP cho Nam Hàn, nổi tiếng với 3 ngành kinh doanh chính là Điện máy, Hóa chất và Xây Dựng. Ảnh hưởng của Samsung ở xã hội Hàn Quốc lớn tới mức tập đoàn này gần như trở thành 1 quyền lực thứ 2 bên cạnh chính phủ. Năm 2008 khi chủ tịch Lee Kun Hee của Samsung bị cáo buộc gian lận thuế và bị tuyên án 3 năm tù giam cho hưởng án treo, chính tổng thống Hàn Quốc Lee Muyng Bak lúc bấy giờ đã đặt cược sinh mạng chính trị của mình khi ra lệnh ân xá cho ông này gây nên 1 làn sóng phản đối khá ầm ĩ trong xã hội nước này.

Thành lập năm 1938 với khởi nguồn là 1 công ty thương mại chuyên kinh doanh bột gạo và len... cái tên Samsung có phiên âm Hán Việt là "Tam Tinh" có nghĩa là "Ba ngôi sao". Đến những năm thập niên 60, Samsung mới bước vào ngành hàng điện tử. Đến mãi tận đầu những năm 90, các sản phẩm của Samsung hầu như chỉ có ý nghĩa tiêu dùng trong nước vì khi xuất khẩu ra những thị trường khó tính hơn như Châu Âu, Mỹ, sản phẩm của Samsung thường "lép vế" vì chất lượng thấp dù giá thành rẻ mạt. Cũng giống như các sản phẩm Made in China bây giờ, Made by Samsung sử dụng lợi thế nhân công giá rẻ của Hàn Quốc sau chiến tranh Nam-Bắc Hàn để sản xuất hàng loạt trong khi chất lượng sản phẩm thì phần nào bị "thả nổi".

Năm 1987, chủ tịch sáng lập Samsung qua đời, 2 tuần sau đó Lee Kun Hee, con trai thứ 3 của ông này tiếp quản đế chế Samsung. Đứng trước 1 Samsung đang khá trì trệ của những năm 80, Lee Kun Hee quyết định bắt đầu chiến dịch thay đổi cách làm việc của Samsung bằng cách... không đến công ty. Làm việc tại nhà ở ngoại ô Seoul, nhất định không nghe điện thoại và tiếp khách, Lee Kun Hee muốn buộc các quản lý cấp dưới của mình phải tự ra quyết định và chịu trách nhiệm trước các quyết định đó. Dưới sự lãnh đạo của Lee Kun Hee, giá trị vốn hóa của Samsung tăng gấp 2,5 lần sau 6 năm từ 1988-1993. Ai cũng nghĩ mọi chuyện thế là đâu vào đấy và Lee đã hài lòng. 

Made by Samsung và những chuyện chưa bao giờ kể 1
Lee Kun Hee, chủ tịch Samsung, năm nay ở tuổi 71. Ông tỏ ra khá lặng lẽ 
nếu so với những lãnh đạo đồng cấp như Steve Jobs, Bill Gates.

Năm 1993, Lee Kun Hee mang theo bộ sậu lãnh đạo cao cấp của Samsung đi tới Mỹ và các nước châu Âu để "mở mắt" cho cấp dưới của mình về sức cạnh tranh yếu kém của các sản phẩm Samsung trên thị trường quốc tế. Lee cho rằng chứng kiến sự èo uột của Samsung tại thị trường nước ngoài sẽ thức tỉnh đội ngũ lãnh đạo của mình. Tới đâu đoàn thăm quan cũng gặp cảnh sản phẩm của Sony, Panasonic hãnh diện trưng lên tủ kính còn đồ của Samsung thì bị dúi vào chỗ hứng bụi ở góc khuất của cửa hàng. Lúc ấy Lee mới hỏi bộ sậu xung quanh: "Tôi muốn năm 2000 Samsung trở thành 1 công ty tầm cỡ quốc tế, với tốc độ tăng trưởng như thế này, liệu chúng ta có thể đạt tới vị trí đó vào năm 2000 hay không? Câu trả lời : Không".

Đối diện với sự giận dữ của chủ tịch tập đoàn, những lãnh đạo cấp cao của Samsung không biết làm gì ngoài gãi đầu gãi tai, đối với tư duy của những người đã quen tâm lý thỏa mãn, tăng trưởng 2,5 lần trong vòng 6 năm đã là 1 con số trong mơ. Đến tháng 6/1993, khi đoàn thị sát tới Frankfurt, Đức. Lee Kun Hee nhận được bản báo cáo từ 1 cố vấn người Nhật tại Trung Tâm Thiết Kế Samsung. Bản báo cáo phơi bày những thực tại đáng buồn như việc cả 1 văn phòng với mấy trăm con người hoạt động hết sức uể oải. Thậm chí cả một dây chuyền kiểm tra sản phẩm rất đắt tiền nằm phủ bụi mất mấy tuần chỉ vì hỏng... ổ cắm điện mà cũng không ai thèm đụng tay.

Made by Samsung và những chuyện chưa bao giờ kể 2
Đã có lúc ở Samsung nhân viên ì trệ tới mức chả buồn vận hành 
cả 1 dây chuyền đắt tiền chỉ vì hỏng...ổ cắm.

Phẫn nộ với sự thờ ơ của các nhân viên dưới quyền, Lee triệu tập 1 cuộc họp khẩn cấp với hàng trăm lãnh đạo cao cấp của Samsung tại ngay Frankfurt. Cuộc họp kéo dài... 3 ngày về sau này được nhắc tới với cái tên "Tuyên ngôn Frankfurt 1993". Một trong những câu nói trở thành bất hủ của Lee trong "Tuyên ngôn Frankfurt" là: "Các anh hãy thay đổi tất cả trừ vợ và con". Thúc giục nhân viên dưới quyền tự "dịch kinh tẩy tủy", "Nếu đến 1994 Samsung không thể sản xuất được những chiếc điện thoại đủ sức cạnh tranh với đồ của Motorola thì Samsung sẽ tự đặt mình ra ngoài ngành công nghiệp điện thoại".

Nội dung của "Tuyên ngôn Frankfurt" được cô đọng lại thành "Chính sách quản lý mới" của Samsung và trình bày thành 1 cuốn sách 200 trang, phát đến tận tay cho từng công nhân. 1 quyển phụ lục riêng để giải nghĩa các khái niệm trong "Chính sách quản lý mới" được phát hành sau đó. Thậm chí những công nhận đọc viết không thông thạo còn được nhận 1 phiên bản vẽ theo phong cách... truyện tranh nhằm diễn giải dễ hiểu các gạch đầu dòng quan trọng của chính sách mới.

Kể từ đó, "Chính sách quản lý mới" được coi như thánh kinh của Samsung, thậm chí cả căn phòng khách sạn nơi diễn ra cuộc họp năm 1993 cũng được Lee cho "bốc" về tổng hành dinh của Samsung ở Hàn Quốc và tái tạo nguyên bản để làm nơi "thờ phụng", tồn tại như 1 vật chứng nhắc nhở nhân viên Samsung không bao giờ tự thỏa mãn và luôn khát khao hướng đến chất lượng sản phẩm để chinh phục thị trường quốc tế.

Không chỉ dừng ở đó, sau "Tuyên ngôn Frankfurt", Lee dành 2 tháng tiếp theo đi khắp các chi nhánh của Samsung trên thế giới, từ London đến Osaka để trực tiếp truyền đạt khát vọng thay đổi của mình đến từng lãnh đạo dưới quyền. 350 giờ thuyết giảng của Lee trong 2 tháng ấy sau khi được ghi chép lại chiếm hết 8500 trang giấy.

Trong những năm sau "Tuyên ngôn Frankfurt", Samsung trở thành 1 trường đại học khổng lồ. "Trường dạy CEO Samsung" ra đời tháng 9/1993, 3 tháng sau "Tuyên ngôn Frankfurt" đón 850 học viên là tất cả số quản lý cấp cao của Samsung tại thời điểm đó đến đào tạo trong 6 tháng, 3 tháng tại chỗ và 3 tháng ở nước ngoài. Khi các học viên thực tập ở nước ngoài Lee cấm họ không được di chuyển bằng máy bay mà phải sử dụng các phương tiện đường bộ như ô tô, tàu, bus để cảm nhận rõ ràng hơn văn hóa nước sở tại. 

Made by Samsung và những chuyện chưa bao giờ kể 3
Trong 5 năm từ 1994 đến 1999 mỗi năm Samsung chọn ra 400 người trẻ tuổi có ít nhất 3 năm kinh nghiệm, nhét vào tay họ 1 nắm tiền và tung đội ngũ này ra nước ngoài trong 1 năm, mặc cho họ đi đâu, làm gì thì tùy. Lee hi vọng đội ngũ hạt giống này có thể trở về với hiểu biết và kinh nghiệm sâu sắc về thị trường bản địa mà họ tới "nằm vùng". Sau khi trở về từ nước ngoài, đội ngũ hạt giống này sẽ trở thành chủ lực cho chính sách "tập đoàn toàn cầu, thấu hiểu địa phương" của Samsung. Trong 5 năm từ 1994 đến 1999 chỉ riêng chương trình gieo giống của Samsung ước tính đốt hết 100 triệu USD để đào tạo 2000 hạt nhân chủ chốt cho kế hoạch đánh chiếm thị trường thế giới của mình.

Đến tận bây giờ Trung tâm phát triển nhân lực của Samsung đóng ở Hàn Quốc vẫn tiếp nhận khoảng 50 ngàn học viên mỗi năm. Công cuộc "luyện quân" của Samsung kéo dài suốt hơn 20 năm đến bây giờ vẫn không hề có dấu hiệu "lão suy".

Câu chuyện thứ 2: "7 đến 4" và 5%

Để hiểu hơn về câu chuyện này, hãy quay trở lại 1 chút vào thời điểm cuối những năm 1960 khi Lee Byung-Chul người sáng lập Samsung, cha của Lee Kun Hee tìm kiếm người kế vị mình trong số 3 người con trai. Người Hàn Quốc vốn rất kiêng kỵ việc "phế trưởng lập thứ" thấy bị sốc khi Byung-Chul sa thải 2 người con trai lớn đang làm việc tại Samsung để đảm bảo Lee Kun Hee có thể danh chính ngôn thuận bước lên ngai vàng mà không sợ bị 2 anh tranh giành quyền lực sau khi cha mất. Là con trai út, Lee Kun Hee sở hữu 1 tính cách khá trầm lặng nhưng lại vô cùng quyết liệt.

Có lẽ chính vì sự quyết liệt ấy mà khi Lee Kun Hee tuyên bố mình sẽ đổi giờ làm việc của Samsung sang khung 7 h sáng đến 4h chiều, không 1 ai trong số hơn 50 ngàn nhân viên của Samsung năm 1993 dám cãi lời chủ tịch. Trong khi giờ làm việc của người Hàn Quốc bắt đầu lúc 9h sáng và kết thúc lúc 6h chiều, Lee Kun Hee yêu cầu tất cả nhân viên của mình rời nhiệm sở lúc 4h chiều để giành thời gian cho các hoạt động xã hội cũng như tham gia những khóa đào tạo ngoài giờ của tập đoàn. Sau 4h chiều, Lee Kun Hee thường tự mình gọi điện đến các bộ phận của Samsung một cách ngẫu nhiên, bất kỳ ai trả lời điện thoại sau 4h chiều đều bị quở mắng thậm tệ.

Made by Samsung và những chuyện chưa bao giờ kể 4
Chính sách thay đổi giờ làm tại Samsung gây ảnh hưởng tới 1 bộ phận lớn công nhân viên. 
Nhưng không ai dám có nửa lời than vãn.

Cũng có lẽ vì tính cách quyết liệt đó, khi Lee ra quyết định đưa ra các chính sách đào tạo của mình, ông đã dự tính sẵn "5-10% nhân sự không thể thay đổi sẽ phải ra đi, 25-30% thấy sự thay đổi khó khăn sẽ được giao ít trách nhiệm hơn (giáng chức), chỉ 5-10% quản lý "cải tạo tốt" mới trở thành hạt nhân của chế độ mới". Kết quả là trong suốt những năm cuối thập niên 90, không 1 công ty nào trên thế giới có tốc độ thay đổi nhân sự ở các vị trí lãnh đạo cao cấp nhanh như Samsung.

Dù cha của Lee có chọn con út làm người kế vị vì tính cách quyết liệt của ông hay không thì chúng ta cũng phải thừa nhận 1 điều rằng đây là sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn. Doanh số của Samsung đã tăng trưởng 51 lần từ khi Lee lên nắm quyền năm 1987.

Câu chuyện thứ 3: "Lửa thiêu Bác Vọng"

Năm 1988, Samsung sản xuất ra mẫu điện thoại đầu tiên của mình: SH-100. Sau gần 20 năm bị Nokia "đè đầu cưỡi cổ", Samsung giờ đây đã là tân vương của làng sản xuất điện thoại toàn cầu với các sản phẩm smartphone thuộc dòng Galaxy S và Galaxy Note được đón nhận nồng nhiệt.

Năm 1991, Samsung bắt đầu sản xuất tấm nền LCD để bán cho các đối tác. Năm 2013, ti vi LCD thương hiệu Samsung đang là bá chủ thị trường.

Năm 1994, Samsung bắt đầu sản xuất chip nhớ flash. Năm 2013, sản lượng chip nhớ flash và DRAM của Samsung gần bằng tất cả các hãng còn lại cộng vào.

Tháp Petronas ở Malaisia, tháp Taipei 101 Đài Loan, tòa nhà Burj Khalifa tại Dubai, 3 trong số 10 công trình cao và ấn tượng nhất thế giới đều có chung 1 nhà thầu chính: Samsung.

Made by Samsung và những chuyện chưa bao giờ kể 5
3 trong số 10 tòa tháp nằm trong danh sách này do Samsung làm thầu chính.

Tất cả những thành công ấy không đến trong ngày 1 ngày 2 sau "Tuyên ngôn Frankfurt". Ngay cả khi đã áp dụng những biện pháp huấn luyện cực kỳ quyết liệt, Samsung vẫn chưa thể thực sự loại bỏ toàn bộ "tàn dư" của lối làm việc cũ. Tháng 11/1993, khi Samsung cho ra đời mẫu SH-700, Lee-Kun-Hee đã rất tự hào đem một số máy đi làm quà tặng năm mới. Khi Lee biết rằng 1 số máy mình tặng bị hỏng khi vừa ra khỏi hộp, ông yêu cầu nhân viên dưới quyền tập trung tất cả 150 ngàn máy SH-700 trong kho thành 1 đống, triệu tập hơn 2000 nhân viên Samsung đến và đốt tất cả đống sản phẩm lỗi. Khi lửa tắt, máy ủi được điều đến cày xới tan nát phần còn lại. "Nếu các anh tiếp tục làm ra những sản phẩm chất lượng kém, tôi sẽ quay lại và làm y như vừa nãy". Tháng 5/2012, 3 tuần trước khi Galaxy S3 lên kệ, có người phàn nàn rằng chất lượng lớp sơn ở sản phẩm sắp bán không đẹp được như sản phẩm mẫu. Sau khi điều tra rằng lời phàn nàn này là đúng sự thực "phần vân xước không được mịn như hàng mẫu", 100 ngàn ốp lưng Galaxy S3 đang ở trong kho và cả hàng chờ xuất ở sân bay bị lôi ra tiêu hủy và thay thế.

Thay cho lời kết

Dù yêu hay ghét hoặc thậm chí là thờ ơ với Samsung, chúng ta không thể phủ nhận rằng sự vươn lên của Samsung từ 1 nhà sản xuất "hạng hai" lên thành thế lực quan trọng nhất trong ngành công nghiệp điện thoại toàn cầu là 1 kì tích. Dù kì tích ấy bắt nguồn từ sự nghiêm khắc trong khâu quản lý chất lượng, từ những đợt "luyện quân" cật lực hay chỉ đơn giản là cách chọn điểm rơi thị trường đúng đắn thì câu chuyện về 1 Samsung không sợ thay đổi vẫn là một trong những tiết mục "truyện đọc đêm khuya" ưa thích của tôi.

Made by Samsung và những chuyện chưa bao giờ kể 6

Với những gì Samsung thể hiện ở Galaxy S4, tôi tin tưởng rằng con đường củng cố ngôi vô địch của Samsung vẫn chưa dừng lại tại đây. Trong khi Apple đang xoay sở tìm cách thoát ra khỏi lối mòn, Nokia vẫn đang bếp bênh bên bờ tụt hạng, BlackBerry và Sony, HTC cùng đang nắm tay nhau tụt dốc, hiện tại Samsung đang là công ty thú vị nhất trong số các nhà sản xuất smartphone. Thực sự hi vọng tôi có thể trở lại chủ đề Samsung trong 1 ngày gần đây.

Trích dẫn từ bài:

"Made by Samsung và những chuyện chưa bao giờ kể" Minh Lết - Theo Trí Thức Trẻ 

(Sưu tầm)