Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Từ Giải Nobel kinh tế 2013 ngẫm đến TTCK Việt Nam: Phải mất 1-3 năm mới định giá chính xác cổ phiếu


Từ Giải Nobel kinh tế 2013 ngẫm đến TTCK Việt Nam: Phải mất 1-3 năm mới định giá chính xác cổ phiếu

Không thể dự báo được chính xác giá trị cổ phiếu, trái phiếu trong ngắn hạn (vài ngày đến vài tuần) nhưng điều này có thể thực hiện được trong khoảng thời gian 3 đến 5 năm.
Hiểu được giá trị tài sản sẽ rất cần thiết cho nhiều quyết định quan trọng không chỉ với nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp mà còn hầu hết mọi người trong cuộc sống hàng ngày. Việc lựa chọn giữa nắm giữ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc đầu tư cổ phiếu tùy thuộc vào suy nghĩ mỗi người về rủi ro, lợi nhuận gắn liền với mỗi loại hình tiết kiệm và đầu tư kể trên.
Tuy nhiên, vấn đề đạt ra là làm sao xác định được chính xác nhất giá trị tài sản, cổ phiếu, trái phiếu và khoảng thời gian nào thì việc dự báo giá trị đạt được kết quả cao nhất là câu hỏi đặt với nhiều nhà kinh tế và chuyên gia phân tích tài chính có kinh nghiệm. Kết quả chứng minh bằng thực nghiệm được công bố mới đây của ba giáo sư người Mỹ: Eugene Fama, Lars Peter Hansen và Robert Shiller với công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng không thể dự báo được chính xác giá trị cổ phiếu, trái phiếu trong ngắn hạn (vài ngày đến vài tuần) nhưng điều này có thể thực hiện được trong khoảng thời gian 3 đến 5 năm.
Mỗi cổ phiếu chỉ có thể được định giá và đầu tư hiệu quả nhất là trong khung cảnh thời gian phù hợp với môi trường đầu tư của Việt Nam từ 1 – 3 năm.
Như vậy, điều mà có thể sử dụng từ kết quả nghiên cứu thực tiễn này phù hợp với quan điểm đầu tư cổ phiếu và xác định giá cổ phiếu trong trung và dài hạn. Mỗi cổ phiếu chỉ có thể được định giá và đầu tư hiệu quả nhất là trong khung cảnh thời gian phù hợp với môi trường đầu tư của Việt Nam từ 1 – 3 năm.
Nhớ lại thời kỳ hoàng kim của thị trường chứng khoán Việt Nam 2006 – 2007, cổ phiếu tăng ồ ạt. Khi ấy, người ta không cần khái niệm định giá vì như bạn tôi – một người “chơi chứng” từ năm 2004 nói: “định giá xong thì chả còn cơ hội mà mua nữa”. Người ta tranh cướp mua cổ phiếu mà chẳng cần hiểu đó là công ty gì, làm ngành nghề gì, chỉ cần nó có 3 chứ cái và niêm yết. Thế là đủ.
Cái thời kỳ “bát nháo” ấy cũng phải nhanh chóng kết thúc vào năm 2008 nhường chỗ cho 1 chu kỳ có thể nói là “cướp đi tất cả” của nhiều nhà đầu tư say men chiến thắng trước đó. Không có dự báo, không có định giá, thị trường giảm sàn hàng loạt, trắng bảng bên mua. Thậm chí sau 1 tuần giảm sàn liên tiếp, dự báo thị trường sẽ tăng trở lại đôi chút trong tuần sau đó cũng chẳng đúng, bởi thực tế, nhiều cổ phiếu giảm sàn cả tháng.
Trong quá khứ, tại một đất nước phát triển bậc nhất thế giới là Mỹ, Giáo sư Eugen Fama (Đại học Chicago) và đồng nghiệp (1969) đã chỉ ra rằng giá cổ phiếu phản ứng rất nhanh với những tin tức mới, nhưng việc dự báo giá trị cổ phiếu trong ngắn hạn (vài ngày hoặc vài tuần) là dường như không thể. Có vẻ không nhiều nhà đầu tư Việt Nam để ý đến nghiên cứu này.
Sau thời kỳ mất mát, nhà đầu tư có thêm nhiều kinh nghiệm “đau thương”, sự cẩn trọng cũng theo đó tăng lên và việc nghiên cứu, dự báo hay định giá cổ phiếu được nhìn nhận nghiêm túc hơn. Nhưng đợt phục hồi của thị trường chứng khoán năm 2009 lại làm người ta chẳng còn nhớ nhiều đến bài học mất mát trước đó. Mua nhanh, mua ngay và mua đuổi tiếp diễn. Và rồi, khủng hoảng quay lại cuối 2009, thị trường lại lao dốc, hàng loạt nhà đầu tư lại “mất tất cả”.
Một thị trường non trẻ như chứng khoán Việt Nam đã phải trả giá.
Lần này thì không có chuyện coi thường và tham lam nữa. Những dự báo được đưa ra nghiêm túc hơn. Cổ phiếu của công ty có vị thế lớn trong ngành, có nền tảng cơ bản tốt được đặt lên hàng đầu, nhất là khi ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường. Nhưng Fama đã chỉ ra rằng không thể dự báo biến động giá cổ phiếu trong ngắn hạn, vậy trong dài hạn thì sao? Ít nhất cũng phải có một cơ sở gì đó cho việc dự báo để khôi phục niền tin chứ. 
Từ Giải Nobel kinh tế 2013 ngẫm đến TTCK Việt Nam: Phải mất 1-3 năm mới định giá chính xác cổ phiếu (1)
Diễn biến giao dịch của VN-Index và 3 cổ phiếu VNM (tăng 334%), HPG (giảm 4%), SJS (giảm 90%) trong giai đoạn 2007-2013

Và câu trả lời đến từ giáo sư R.Shiller (1981), người đã chỉ ra rằng mặc dù rất khó dự báo biến động giá cổ phiếu trong ngắn hạn, nhưng có thể dự báo chính xác hơn xu hướng của giá cổ phiếu trong khoảng thời gian vài năm (3 – 5 năm).
Đã có thể dự báo tốt hơn trong vài năm sau. Vậy dùng phương pháp nào xác định giá trị tương lai chính xác? CCAPM (1970) được phát triển bởi các nhà khoa học Merton, Lucas và Breeden, đánh giá mối tương quan giữa biến động giá trị tài sản và rủi ro (dựa trên những kết quả của mô hình CAPM được thực hiện bởi Willam Sharpe) là mô hình được nhắc đến nhiều.
Tuy nhiên, năm 1982, Lars Peter Hansen đã giới thiệu mô hình thống kê mới có tên gọi Generalized Method of Moments (GMM) nhằm kiểm nghiệm lại tính xác thực của CCAPM và đi đến kết luận mô hình CCAPM không thể giải thích tốt cho sự biến động của lợi nhuận đầu tư cổ phiếu. Để có sự đánh giá tốt hơn về dự báo lợi nhuận, Fama và Kenneth French “nâng cấp” mô hình khi thêm vào hai nhân tố mới: quy mô công ty và tỷ số giá trị sổ sách công ty so với giá trị thị trường.
Như vậy, nhà đầu tư có thể dựa vào nghiên cứu đã kéo dài hàng chục năm của Eugene Fama, Lars Peter Hansen và Robert Shiller để lựa chọn phương thức xác định giá trị tài sản và dự báo biến động giá trong tương lai
Những kết quả nghiên cứu của Fama, Hansen, Shiller có thể chưa nhận được sự đồng thuận cao về việc lý giải một số kết quả, tuy nhiên, không thể phủ nhận những đóng góp to lớn đối với lý thuyết và ứng dụng trong việc định giá cổ phiếu và đầu tư cổ phiếu hiệu quả trên thị trường chứng khoán:
(i) Giá cổ phiếu phản ứng rất nhanh và nhạy với những thông tin ảnh hưởng tới dòng tiền trong tương lai. Tuy nhiên, việc dự báo giá cổ phiếu trong ngắn hạn là không thể hoặc không chính xác. Đây là điều mà các chuyên gia phân tích tài chính đều gặp phải khi định giá cổ phiếu một doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Trong ngắn hạn, giá cổ phiếu đôi lúc tăng giảm thái quá không phản ánh đúng giá trị thực của cổ phiếu và nhà đầu tư cần nhiều thời gian hơn để xác định giá trị thật ở mức độ cân bằng và ở những thời điểm khách quan.
(ii) Trong trung và dài hạn, việc dự đoán giá cổ phiếu là hoàn toàn có cơ sở với độ giải thích cao hơn. Theo đó, lợi nhuận kỳ vọng từ đầu tư cổ phiếu tại thời điểm “tốt” (chu kỳ kinh tế đạt đỉnh, những chỉ báo liên quan đến định giá như tỷ số giá cổ phiếu/cổ tức cao) có xu hướng thấp hơn lợi nhuận kỳ vọng tại thời điểm “xấu”. Việc dự báo lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai được áp dụng với nhiều loại tài sản bên cạnh cổ phiếu và trái phiếu. Điều này hoàn toàn đúng đắn và phụ hợp với phong cách đầu tư giá trị trong trung và dài hạn. Trong ngắn hạn, nhà đầu tư luôn gặp rủi ro với biến động mạnh giá cổ phiếu và cơ may đầu tư đúng cổ phiếu, đúng thời điểm lại phụ thuộc nhiều tới yếu tố tâm lý và thời điểm đầu tư.
(iii) Những nhân tố mới: quy mô công ty và tỷ lệ giữa giá trị sổ sách so với giá trị thị trường góp phần dự báo lợi nhuận tương lai dựa trên nền tảng mô hình CAPM vốn chỉ sử dụng duy nhất hệ số beta để xác định giá trị tài sản. Để có thể đầu tư hiệu quả, nhà đầu tư cần xác định được giá trị sổ sách thực tế của doanh nghiệp và đánh giá xem giá trị này so với thị giá hiện tại của cổ phiếu có biên độ lớn không. Khoảng chênh lệch dương này càng lớn thì việc đầu tư cổ phiếu càng an toàn. Trong giai đoạn thị trường hiện tại trên thị trường chứng khoán Việt Nam, có nhiều cổ phiếu có giá trị sổ sách lớn hơn nhiều so với thị giá cổ phiếu.
Đặng Trần Hải Đăng
Trưởng nhóm Nghiên cứu, CTCK Maritime Bank (MSBS)
Theo Trí Thức Tr

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

Tại sao giả thuyết thị trường hiệu quả lại xứng đáng đạt giải Nobel

Bất kỳ người nào đi theo giả thuyết của Fama sẽ phát hiện ra "những con chuột" (chạy khỏi tàu) trước khi khủng hoảng tài sản dưới chuẩn xảy ra.
Ít người theo dõi giải Nobel sẽ phải ngạc nhiên về giải thưởng Nobel kinh tế học lại được trao cho Robert Shiller, người đàn ông đã nói với chúng ta rằng các thị trường có thể sôi nổi một cách phi lý. Đã từ lâu người đàn ông này là ứng cử viên sáng giá cho giải Nobel.
Tuy nhiên, ngạc nhiên hơn cả là Eugene Fama, với Lars Peter Hansen – cùng chia sẻ giải thưởng với giáo sư Shiller. Câu chuyện đùa xưa cũ về giải Nobel kinh tế được trao cho hai người đàn ông bất đồng ý kiến: Friedrich von Hayek và Gunnar giờ đây lặp lại giữa giáo sư Fama và Shiller, ít nhất là từ cái nhìn đầu tiên vào giả thuyết của hai nhà kinh tế học này. Giáo sư Fama chỉ ra rằng các thị trường hiệu quả còn giáo sư Shiller cho rằng ngược lại.
Ý tưởng về thị trường hiệu quả đã bị chỉ trích trong vài năm qua, do đó khoảnh khắc vinh quang của Fama dường như chưa đến. 
Niềm tin thị trường tài chính hiệu quả nghe giống như tín điều Thatcher ( cựu nữ thủ tướng Anh giai đoạn chiến tranh lạnh) nhưng nó khá khác với các lý thuyết tài thị trường tài chính như giá cổ phiếu ngày nay phản ảnh mọi thứ chúng ta hiện thời biết về giá của chúng. Không có mặc cả, không dễ dự đoán và không có kế hoạch để kiếm tiền nhanh.
Chúng ta cần phải biết nhiều hơn về ý tưởng của giáo sư Fama. Chúng ta sẽ học được rằng cố gắng để chọn một cổ phiếu giá tốt hoặc kiếm một món vớ bở với tài sản mua để bán/cho thuê (buy-to-let property) sẽ hơi giống với nỗ lực để đứng xếp hàng nhanh nhất trong siêu thị. Hiển nhiên rằng trong một hàng xếp nhanh nhất, mọi người sẽ nhập vào đó và nó sẽ không phải là hàng nhanh nhất trong thời gian dài. Nếu giáo sư Fama đúng với giả thuyết thị trường thực sự hiệu quả và bằng chứng cho thấy có lẽ thị trường hiệu quả thì chúng ta không thể chọn được một khoản đầu tư thông minh ngoại trừ gặp hên bất ngờ.
Đồng thời, không ai có thể đoán trước thị trường sẽ thế nào ngày mai, bởi vì thị trường hiệu quả đã phản ánh mọi thứ chúng ta biết. Giá thay đổi hàng ngày chỉ vì tin tức, không phải do bất kỳ điều gì chúng ta có thể đoán trước vào ngày hôm qua. Hãy nghĩ đến tất cả thời gian chúng ta có thể tiết kiệm bằng cách tảng lờ những dự đoán của các nhà kinh tế học.
Các nhà đầu tư mà tin vào thị trường hiệu quả sẽ kiếm được nhiều tiền hơn hoặc có thể nói là mất ít tiền hơn. 
Họ sẽ không trả những khoản phí lớn cho các nhà quản lý quỹ để chọn được cổ phiếu tốt bởi vì họ không cho rằng các nhà quản lý quỹ có thể chọn được cổ phiểu tốt. 
Họ không quan tâm đến các mục quảng cáo về hoạt động thị trường vừa qua, bởi vì trên thị trường hiệu quả các hoạt động vừa qua thật sự không nói gì về tương lai. 
Họ không cố tính toán thời gian cho thị trường, trong thực tế đó là việc đầu tư ồ ạt vào thời điệm thị trường lên và bán tháo trong thời điểm thị trường xuống – mua cao và bán thấp. Trong thực tế, họ thậm chí không nhìn vào thị trường cổ phiếu làm gì từ ngày này sang ngày khác. Tại sao lại phải bận tâm khi nó sẽ khiến nhà đầu tư rơi vào tình thế lao đao và có khi nếm trái đắng.
Khi giả thuyết của giáo sư Fama lan truyền rộng rãi, chúng đã giúp phổ quát hóa phương pháp đầu tư giá thành thấp nhưng đa dạng và xóa bỏ đi ý tưởng rằng bậc thầy của thị trường tài chính phải được trao giải hậu hĩnh cho khả năng chọn cổ phiếu. Với lòng tin, giáo sư Fama đã dành hàng thập kỷ để tìm kiếm những ngoại lệ cho lý thuyết của chính ông và đã tìm được một số, điểu hình là các công ty nhỏ sẽ tạo ra được khoản lợi nhuận vượt trội sau khi các định giá thị trường của công ty giảm không đồng bộ với các định giá trong sổ sách kế toán.
Trong thời điểm khủng hoảng tài chính, sự đóng góp của giáo sư Shiller cho các tư tưởng kinh tế là điều rõ ràng nhận thấy. Song sự đóng góp của giáo sư Fama tinh tế và khó nhận biết hơn: nếu nhiều nhà đầu tư coi lý thuyết thị trường hiệu quả là một điều nghiêm túc thì họ sẽ hoài nghi các tài sản dưới chuẩn mà bằng cách nào đó đã được đánh giá an toàn và lợi tức cao. Bất kỳ người nào theo giả thuyết của Eugene Fama đều sẽ ngửi thấy "mùi chuột" trước khi khủng hoảng tài sản dưới chuẩn xảy đến.
Nguồn ft

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Eva And Raroc In Banking Performance Metrics

For efficient business strategy and to improve performance, many financial institutions, such as banks, utilize banking performance metrics. These metrics help in measuring the profitability of the business units, to manage the risks that come with the allocation of capital, and to evaluate performance of each business unit.

The increasing prevalence of technology and the complexity of the market drive many institutions to improve their performance. In a world filled with competition, survival is an objective of many businesses, both the new ones and even progressive ones, while those at the top also have the aspiration to sustain their glory.

Success in a competitive environment has then become a challenge among businesses. To possibly attain this, businesses, such as banks, must measure their performance to be able to come up with solutions once the result of the measure seems unfavourable. Banking performance metrics can be used to aid managers in coming up with complex decisions.

Among the performance metrics used by many banks and other businesses in coming up with financial information for decision-making and evaluation are economic value added and risk-adjusted return of capital or RAROC.

Economic value added, simply known to its acronym version, is an estimate of real economic profit of an entity after performing corrective adjustments to generally-accepted accounting principles or GAAP accounting including the deduction of the equity capital's opportunity cost. Based on estimates, the utilization of GAAP in corporations ignores a certain worth in shareholder opportunity costs.

The EVA of a business can be measured by deducting the money cost of capital to the Net Operating Profit After Taxes. The money cost of capital in EVA refers to the amount of money instead of the cost of capital in proportional rate.

Stern Stewart & Co. develops its registered trademark, Economic Value Added performance metrics.

Meanwhile, the RAROC or risk adjusted return of capital, is used to analyse the risk-adjusted financial performance of an enterprise and to provide a view of profitability. It is a risk-based framework to measure profitability.

A ratio of risk-adjusted return to economic capital, RAROC is used to determine the economic profit of an enterprise. This system is used to allocate capital for risk management and performance evaluation.

The risk-adjusted return of capital is utilized by banks and other financial institutions. As a risk management tool, RAROC is used to determine the optimal capital structure of the bank through the allocation of capital to individual business units.

Moreover, RAROC is used as a banking performance metric to let banks assign capital to companies and business units, as determined on the economic value added or EVA of each unit. The utilization of capital as determined on risk enhances the capital allocation of banks. The capital that is placed at risk is expected to provide return beyond the risk-free.

EVA and RAROC are among the banking performance metrics used by banking business units to determine profitability in economic sense. The economic value added is utilized in corporate finance to determine the value being created beyond the required return. On the other hand, the risk-adjusted return of capital is determined for the allocation of capital for risk management and performance evaluation purposes.

Source: http://coookies-with-milk.blogspot.com/2013/02/eva-and-raroc-in-banking-performance.html

Tại sao ý kiến Đại tướng chưa được "nghe" hết?

"Có lẽ, người dân trong tâm thức khi bày tỏ tình cảm với Đại tướng cũng chia sẻ nỗi niềm của mình về xã hội".

Bày tỏ nỗi niềm với thời đại
- Trong kháng chiến chống Mỹ, bà má miền Nam đào hầm nuôi chiến sĩ, bà mẹ miền Bắc đưa con ra chiến trường. Những bà mẹ đó đã tin Bác Hồ, tin Đảng, tin tưởng vào cách mạng. Vậy thì điều gì đã xảy ra với chúng ta hôm nay khiến niềm tin ấy biến mất khi mà nó đã từng là điều rất đương nhiên với dân tộc này?
Ông Dương Trung Quốc: Đảng Cộng sản đã thực thi được trách nhiệm lịch sử của mình, trước hết không phải là do lý thuyết cộng sản, mà khi đó nó còn là hiện thân của lòng yêu nước và người dân đi theo.
Nếu nói về lịch sử, chúng ta nhớ rằng thời kỳ năm 1945, cụ Hồ tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản, đưa Đảng vào hoạt động bí mật để mà tiếp tục thu hút lòng dân khi người dân chưa hiểu hết về học thuyết, về chủ nghĩa cộng sản. Nhưng người dân vẫn đi theo, vì tấm gương và sự thu hút của những con người rất cụ thể.
Lúc đó về chính danh, Đảng Cộng sản không tham gia Quốc hội. Người đảng viên cộng sản tham gia Quốc hội qua những tổ chức xã hội khác. Lúc đó cụ Hồ đã nói: "Đảng của tôi là Đảng Việt Nam".
Tại sao ý kiến Đại tướng chưa được nghe hết?
Chúng ta nói nhiều đến Đại tướng với tư cách là Tổng Tư lệnh quân đội. Chúng ta đừng quên rằng một trong những vai trò cực kỳ quan trọng của ông là Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Vì Võ Nguyên Giáp vốn là một nhà Luật học. Ảnh: VNA
Mong muốn của thế hệ Hồ Chí Minh là kết hợp chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa cộng sản. Sự kết hợp đó đã thành công trong một giai đoạn nhất định. Nhưng sự kết hợp đó hiện nay đang có vấn đề, và những người đảng viên có trách nhiệm phải xem lại chuyện đó.
Bởi tất cả các vấn nạn xã hội đều phải có nguồn gốc. Đảng đã nhận mình là người lãnh đạo cao nhất thì cũng phải chịu trách nhiệm toàn bộ.
Tại sao những ý kiến Đại tướng đóng góp chưa được tiếp thu đầy đủ? Thậm chí có những ý kiến của Đại tướng còn không được trả lời.
Khi nói về Luật phòng chống tham nhũng ở Quốc hội mấy năm trước, tôi từng nói tham nhũng là một căn bệnh, nhưng có bao nhiêu đảng viên "dính líu" tham nhũng. Vì hầu hết những vị tham nhũng đều là những quan chức, đều phải là đảng viên. Việc chống tham nhũng cũng có nghĩa là tự bảo vệ Đảng.
Không chống được tham nhũng cũng có nghĩa là Đảng không còn đủ năng lực để tự bảo vệ mình. Vì thế tôi cho rằng vấn đề quan trọng nhất kể cả trong những chuyện chúng ta bàn liên quan đến Đại tướng, chúng ta có thể có nhiều câu hỏi: Tại sao những ý kiến Đại tướng đóng góp chưa được tiếp thu đầy đủ? Thậm chí có những ý kiến của Đại tướng còn không được trả lời.
Có lẽ,  người dân trong tâm thức khi bày tỏ tình cảm với Đại tướng cũng chia sẻ nỗi niềm của mình về xã hội.
Ông Chu Hảo: Càng ngày, trình độ nhận thức của người dân càng cao và yêu cầu đối với những người đứng đầu ngày càng khắt khe. Khi hiểu biết của đại bộ phận nhân dân còn hạn hẹp, thông tin đa chiều hạn chế việc vận động quần chúng thực hiện mục tiêu chính trị do những người đứng đầu đề ra không mấy khó khăn.
Nhưng nay thì khác …
Do đó, nếu những người đứng đầu vẫn theo lối  nói một đằng làm một nẻo, không nhất quán, nhất là đưa ra một số chủ trương, đường lối không đúng đắn khiến đất nước ngày càng tụt hậu với khu vực và thế giới, thì dù có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu chiến công hiển hách của thế hệ trước cũng sẽ không thể bù đắp được.
Chúng ta phát động phong trào "Học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", nhưng cái đạo đức "Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư" của Hồ Chí Minh chúng ta lại không học được.
Các hiện tượng giả dối, chuộng hình thức và tham nhũng ngày một nặng. Điều mà chúng ta thực sự cần nghiêm túc nhìn nhận lúc này là xem nguyên do của nó bắt nguồn từ đâu. Nếu không dũng cảm thừa nhận và quyết sửa thì không bao giờ có được niềm tin của dân.
Một trong những điều chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận lại là công tác tuyên truyền- hệ thống giáo dục hiện nay. Trong một xã hội, chất lượng của nguồn nhân lực phụ thuộc chủ yếu  vào nền giáo dục quốc dân.
Nền giáo dục quốc dân ở các nước thường có ba thành tố chính: Giáo dục học đường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội.
Ở nước ta, cũng như ở tất cả các nước XHCN, có một thành tố khác, là công tác tuyên truyền giáo dục của các hệ thống trường Đảng. Cần nhìn nhận những tồn tại trong hệ thống này để tìm hướng khắc phục.

GS Chu Hảo
GS Chu Hảo

Thời đại nào cũng cần những "cá nhân"
- Trên Tuần Việt Nam từng có một bài viết ví những cá nhân xuất chúng, những con người có nhân cách vĩ đại giống như "bảo hiểm" của dân tộc trước những thử thách, khó khăn. Đặt giả thiết nếu như những người lãnh tụ thực sự, những cá nhân kiệt xuất không xuất hiện khi đất nước cần, thì điều đó sẽ nguy hiểm thế nào đến vận mệnh dân tộc? Qua sự ảnh hưởng mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tạo ra trong những ngày vừa qua với người dân, với xã hội khi ông ra đi, cũng như qua những dẫn chứng lịch sử khác, ông nghĩ gì về vai trò của cá nhân kiệt xuất đối với lịch sử và ảnh hưởng của họ với nhân dân?
Ông Chu Hảo: Tôi luôn cho rằng vai trò của cá nhân lúc nào cũng tác động rất lớn đến sự thay đổi của lịch sử.
Dĩ nhiên nếu không có cá nhân này, có thể sẽ xuất hiện các cá nhân khác, nhưng trình tự lịch sử, diễn biến lịch sử sẽ không diễn ra đúng như những gì chúng ta đã nhìn thấy nữa. Dù thế nào, xã hội cũng sẽ luôn phải vận động để đi lên. Sẽ rất nguy hiểm nếu xã hội không thể xuất hiện những con người như thế nữa.
Một xã hội có dân chủ, có tự do tư tưởng, thì sẽ xuất hiện nhiều những người có tài kinh bang tế thế. Và ngược lại. Nhưng có một điều đặc biệt là trong những lúc khó khăn mà một nhân vật như vậy xuất hiện thì có khi lại làm nên chuyện.
Phải nói thêm rằng khái niệm "lãnh tụ" chỉ tồn tại ở những cộng đồng xã hội chưa trưởng thành.
Ở các nước dân chủ và văn minh những người đứng đầu quốc gia cũng chỉ thực hiện nhiệm vụ của mình như một hình thức phân công lao động xã hội, không "oai nghiêm " không "thần thánh" gì đâu.
Ông Dương Trung Quốc: Mỗi thời kỳ lịch sử có những nhân vật khác nhau với những tầm vóc khác nhau. Thế kỷ 20 của chúng ta, những nhân vật kiệt xuất đều gắn với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Từ những chí sĩ Cần Vương đến những nhà dân chủ và những người cộng sản. Những thế hệ đó để lại hình tượng, để lại bài học. Đương nhiên sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng - đó không chỉ là khẩu hiệu mà là sự thực.
Thời đại nào cũng cần những cá nhân. Những cá nhân ấy cộng với một cơ chế để có thể tập hợp được những cá nhân tiêu biểu nhất. Đó là nhân tố để thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Hiện tượng chúng ta đang bàn đến cũng mang tính chất cách mạng, cũng là một yếu tố cách mạng: Cách mạng về mặt lối sống, cách mạng về mặt văn hóa, cách mạng về mặt tinh thần và những giá trị xã hội. Nhưng vai trò người lãnh đạo cũng vô cùng quan trọng.
Thời đại nào cũng cần những cá nhân. Những cá nhân ấy cộng với một cơ chế để có thể tập hợp được những cá nhân tiêu biểu nhất. Đó là nhân tố để thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Tuy nhiên những nhà lãnh đạo lớn, những nhân vật kiệt xuất chỉ xuất hiện trong một thời điểm, một giai đoạn nào đó. Nhưng có thể thay thế điều đó bằng một cơ chế để tập hợp những người tiêu biểu nhất. Cơ chế đó là sự dân chủ.

ĐBQH Dương Trung Quốc. Ảnh: Lê Anh Dũng
ĐBQH Dương Trung Quốc. Ảnh: Lê Anh Dũng

Lỗi ở trí thức
- Thời điểm Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, rất nhiều người đã nói, đây là một trong những người cuối cùng của thế hệ cách mạng tháng Tám đầy lý tướng và trong sáng, đã ra đi.  Những bài học để lại sẽ gợi cho người đương thời suy nghĩ gì?
Ông Chu Hảo: Muốn thay đổi không có cách nào khác là phải xây dựng một thể chế chính trị dân chủ lành mạnh, để phát huy được hết sức mạnh của nhân dân trong  xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước, trong đó  xã hội dân sự là một thành tố quan trọng.
Tức là, trong bối cảnh của nước ta hiện nay,  phải xây dựng một nền móng cho phong trào dân chủ từ dưới lên. Nhưng để cải cách thể chế thì phải làm từ trên xuống.
Trong khi có phong trào dân chủ làm nền móng như vậy, thì trong đội ngũ người đứng đầu phải có những  lực lượng tiến bộ dũng cảm và sáng suốt đặt lợi ích của dân tộc lên trên hêt, dựa vào khối đại đoàn kêt của toàn dân, tiến hành cải cách triệt để từng bước.
Ông Dương Trung Quốc: Chúng ta phải đặt Việt Nam trong một tiến trình phát triển. Cũng có những giai đoạn lịch sử, cũng có những giai đoạn chuyển tiếp.
Hoàn cảnh hiện nay đã thay đổi và chắc chắn sẽ không còn những nhân vật như trong quá khứ nữa - thời điểm mà vai trò của cá nhân rất quan trọng. Chúng ta thường hay nói đến câu chuyện giữa Nhân trị và Pháp trị. Để xã hội phát triển, càng ngày chúng ta càng phải chuyển đổi từ Nhân trị sang Pháp trị.
Nói Pháp trị không có nghĩa là phủ nhận hay không đề cao vai trò cá nhân. Nhưng con người ấy phải nằm trong cơ chế, một cơ chế thật sự dân chủ.
Tại sao cụ Phan Chu Trinh nói nhiều về dân chủ, tại sao Bác Hồ cũng đề cao dân chủ? Là vì họ nhìn thấy cơ chế dân chủ có thể đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội, giúp ta hội nhập với thế giới.
Thời đại đã thay đổi. Thay vì ngồi chờ cá nhân xuất hiện, chúng ta hãy dùng cơ chế dân chủ để bảo vệ và xây dựng đất nước. Có thể người dân vẫn hy vọng, vẫn chờ đợi những người như Hồ Chí Minh, như Võ Nguyên Giáp xuất hiện, nhưng tôi cho rằng chúng ta phải chấp nhận xu thế, phải nhận thức xu thế.  Và tôi nhấn mạnh, quan trọng nhất vẫn là cơ chế.
Ngày xưa người ta gắn kết được lợi ích cá nhân với lợi ích của cộng đồng, của quốc gia, dân tộc. Bây giờ sự gắn kết đó khó hơn nhiều. Ngày xưa mẫu số chung là chống giặc ngoại xâm. Ai cũng nghĩ đến điều đó. Bây giờ sự lựa chọn nhiều hơn, sự gắn kết cũng giảm đi.
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi còn sống, ông từng dặn thế hệ trẻ:"Thế hệ cha anh đã rửa nỗi nhục mất nước, thế hệ ngày nay phải rửa nỗi nhục nghèo nàn, lạc hậu". Nhìn lại đất nước, chúng ta đã có những bước phát triển đáng kể so với thời điểm chúng ta giải phóng đất nước vào năm 1975, nhưng vẫn còn có những cái nghèo khác nữa. Nhiều người dường như đang kêu về các bất cập nhưng con người hành động  lại không chịu xuất hiện... Vậy ai có lỗi trong tất cả những sự tụt hậu này?
Ông Chu Hảo: Lỗi trước hết là trí thức, là tầng lớp tinh hoa.
Trong thời chiến, các tầng lớp xã hội đều có vai trò nhất định, nhưng lực lượng nòng cốt phải là đông đảo quần chúng.
Ngoài lỗi của những người đứng đầu đất nước, thì bản thân tầng lớp trí thức chậm giác ngộ, thiếu ý chí là những người phải nhận phần lỗi không nhỏ khi xã hội không phát triển được.
Còn trong thời bình, lực lượng nòng cốt phải là những người có tri thức Ngoài lỗi của những người đứng đầu đất nước, thì bản thân tầng lớp trí thức chậm giác ngộ, thiếu ý chí là những người phải nhận phần lỗi không nhỏ khi xã hội không phát triển được.
Người đứng đầu phải do dân chọn
Ông Dương Trung Quốc: Xã hội sẽ có những chuyện như thế. Nhưng cũng vì thế mà chúng ta mới cần những người quản lý.
Ở làng xã ngày xưa, họ quản lý bằng truyền thống, bằng tập quán, bằng văn hóa. Xã hội cũng thế. Câu "Thượng bất chính, hạ tắc loạn" rất hay và rất đúng. Nếu ở trên nghiêm thì dưới cũng sẽ nghiêm. Phải có một sự kiên trì làm thay đổi từng bước trong xã hội, đó không phải chỉ là sự đổi mới ở thượng tầng mà nhân dân cũng nhất định phải thay đổi.
Nhưng muốn dân đổi mới thì phải cho dân thấy lợi ích. Nhà nước chưa tạo ra được giá trị đó. Lỗi này không phải là do kỹ năng, mà là do cơ chế. Khi một người làm không tròn nhiệm vụ mà cấp trên của họ không thể xử lý họ, như Thủ tướng Phan Văn Khải nói trước khi nghỉ hưu: "Không thể kỷ luật ai được", thì những người đó sẽ câu kết nhau thành nhóm lợi ích và tạo ra sự hủy hoại xã hội, hủy hoại lòng tin.
Sự phát triển của xã hội, sự phát triển của dân trí luôn có quan hệ biện chứng với vai trò của những người đứng đầu. Muốn xã hội phát triển, anh phải đi đầu, phải gương mẫu, phải sáng suốt. Và người đi đầu phải do dân chọn. Đó phải là cơ chế dân chủ, như chúng ta nói nãy giờ.
Tôi tham gia Quốc hội, tôi thấy cứ có vấn đề gì đem ra bàn là chúng ta lại lấy lý do "đó là cách làm của ta". Hay như câu nói cửa miệng của một trí thức đã mất "cái nước mình nó thế".
Vấn đề rất cụ thể như vấn đề doanh nghiệp Nhà nước mà Quốc hội đang bàn đến rất nhiều. Cả thế giới khác chúng ta mà chúng ta cứ bám vào lý do "đó là đặc thù của Việt Nam".
Chẳng nói đâu xa, nếu muốn thay đổi, thứ đầu tiên chúng ta có thể xem lại chính là những di cảo, những kiến nghị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Một người rất sớm nhận thức được các vấn đề của xã hội.
Chúng ta nói nhiều đến Đại tướng với tư cách là Tổng Tư lệnh quân đội. Chúng ta đừng quên rằng một trong những vai trò cực kỳ quan trọng của ông là Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Vì Võ Nguyên Giáp vốn là một nhà Luật học.
Thời đó rất nhiều nhà trí thức làm Luật được cụ Hồ trọng dụng để tạo ra nền tảng ban đầu. Nhưng sau này chúng ta không kế thừa được nó mà biến nó thành một thứ duy ý chí của những người lãnh đạo. Những chuyện đó là những bài học. Nói về vấn đề biển đảo, ngay trong khi chỉ đạo cuộc chiến tranh giải phóng, Võ Nguyên Giáp đã quan tâm đến lợi ích quốc gia về vấn đề biển đảo.
Ông không những chỉ đạo giải phóng những đảo thuộc chủ quyền của chính quyền Sài Gòn mà còn khẳng định không gian chủ quyền của chúng ta trong vấn đề biển đảo. Năm 1977, hai năm sau chiến tranh, Võ Nguyên Giáp đã có cả một đường lối về kinh tế biển, chiến lược biển. Các nhà lãnh đạo của chúng ta ca ngợi Đại tướng rất nhiều, nhưng đã bao giờ chúng ta thực sự nghiêm túc nhìn nhận và tiếp thu những ý kiến đóng góp của ông trong quá trình xây dựng đất nước chưa? Tôi cho đó là câu chuyện cần phải làm ngay.
Tôi muốn mượn câu của cụ Hồ nói một điều cuối cùng: "Dân chủ là làm cho dân mở miệng. Cái đáng sợ nhất không chỉ là người dân không dám mở miệng vì anh dùng quyền lực. Cái đáng sợ nhất là người dân không thiết mở miệng!"
Mùa gieo hạt mới
- Trong một cuộc trò chuyện cách đây mấy ngày, nhà thơ Việt Phương có nói với tôi rằng: Sự kiện Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất giúp ông cảm nhận được sự thay đổi. Ông đã nhìn thấy tình yêu và lòng tự hào dân tộc trỗi dậy trong những dòng người đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Điều đó khiến nhà thơ Việt Phương hy vọng về những hạt mầm mới sẽ được gieo, để cho một mùa gặt mới? Các ông nghĩ sao?
Ông Chu Hảo: Tôi trân trọng và  chia sẻ ý tưởng của nhà thơ Việt Phương. Tuy nhiên từ đáy lòng mình tôi vẫn nghĩ rằng dân tộc ta là một dân tộc không được may mắn cho lắm: Quá nhiều đau thương và bỏ lỡ quá nhiều cơ hội.
Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp hình như đã làm bùng lên khát vọng của nhân dân có những nhà lãnh đạo tài ba sáng suốt thật sự vì nước vì dân. Rồi sống mãi trong lòng dân.
Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp hình như đã làm bùng lên khát vọng của nhân dân có những nhà lãnh đạo tài ba sáng suốt thật sự vì nước vì dân. Rồi sống mãi trong lòng dân.
Những điều đang diễn ra đã giúp tôi hiểu thêm được rằng sự phán xét của lịch sử trước hết là sự phán xét của lòng dân.
Lòng kính yêu của những ngưới dân bình thường dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng là một thông điệp: Ai thực sự vì dân vì nước dân đều biết cả.
Ông Dương Trung Quốc: Nhưng ai là người tổ chức chăm sóc những hạt mầm tốt đẹp cho mùa gặt mới?  Rất khó làm được điều đó, nếu chúng ta không nhận ra và không phát huy được vai trò của các tổ chức dân sự xã hội, vì họ là những người thực hiện nó tốt nhất.
Còn bộ máy của chúng ta, kể cả Đoàn Thanh niên, dù tôi rất quý trọng nhưng vẫn phải thẳng thắn nói rằng nó vẫn còn quá quan liêu và thậm chí nó có thể làm thui chột đi những nhân tố mới vừa thành hình. Không gì tốt bằng sức mạnh của dân.
Trong những ngày qua, ai là người tổ chức mua nước uống, mua bánh mì phát cho bà con nhân dân đến viếng Đại tướng? Ai là người nghĩ ra việc in áo, in phù hiệu có hình Đại tướng để làm quà tặng cho người dân Quảng Bình? Đó hoàn toàn là những ý tưởng, những hành động xuất phát từ cá nhân, không phải do bất cứ tổ chức, cơ quan nhà nước nào cả.
Hiện tượng này quan trọng nhất là làm cho chúng ta có niềm tin hơn rằng vẫn có tiềm năng rất to lớn.
Nhưng vấn đề ai khai thác, ai tổ chức cũng là một câu hỏi lớn. Một mùa gieo hạt mới nhưng không có môi trường, không có điều kiện phát triển thì tất cả những hạt mầm đó cũng bị thui chột.
Tôi rất mong những người có trách nhiệm hiện nay sẽ nhận ra điều đó và coi đây là cơ hội để phát huy. Còn nếu sự kiện này chỉ thoảng qua và mọi thứ lại quay lại như cũ, và câu chuyện mấy ngày vừa qua trở thành ký ức, thì nó có thể làm tăng thêm niềm thất vọng?
- Thưa nhà sử học Dương Trung Quốc, vậy theo ông thì làm thế nào để mùa gieo hạt đó gặt được mùa bội thu? Cần những điều kiện gì để thành công?
Ông Chu Hảo: Một xã hội dân chủ thực sự - đó chính là con đường nhanh nhất.
Nếu không đi được con đường nhanh nhất đó, có thể vẫn sẽ xuất hiện được những con người có nhân cách lớn, thay đổi bộ mặt đất nước, nhưng chúng ta sẽ phải chờ đợi rất lâu và cái giá mà dân tộc này phải trả cho sự chờ đợi đó sẽ là rất đắt.
Ông Dương Trung Quốc: Trong thời điểm này, điều quan trọng nhất là cả dân tộc phải tụ tâm. Hiện có quá nhiều điều khiến chúng ta phải phân tâm.
Dù cuộc sống là phức tạp, cạnh tranh là xu thế, nhưng cuối cùng sự tụ tâm vẫn là quan trọng. Chúng ta hướng tới sự tụ tâm, từ các nhà lãnh đạo đến nhân dân, để tìm ra cái chúng ta thiếu.
Mà theo tôi cái thiếu quan trọng nhất là sự gắn kết nhau vì lợi ích quốc gia, như là thế hệ của Bác Hồ, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
- Xin cảm ơn hai ông!
Theo Lan Hương
Vietnamnet

Ba nhà kinh tế học nghiên cứu về định giá tài sản đoạt giải Nobel

Ba giáo sư người Mỹ là Eugene Fama (ĐH Chicago), Lars Hansen (ĐH Chicago) và Robert Shiller(ĐH Yale) đã trở thành những chủ nhân của giải Nobel Kinh tế năm 2013.


Hôm nay, 14/10, lúc 13h giờ địa phương (18h giờ VN), Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố Giải Sveriges Riksbank về khoa học kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel - một giải thưởng được coi như “Nobel Kinh tế” trong hệ thống trao giải Nobel hàng năm. Ba giáo sư người Mỹ là Eugene Fama (ĐH Chicago), Lars Hansen (ĐH Chicago) vàRobert Shiller (ĐH Yale) đã trở thành những chủ nhân của giải Nobel Kinh tế năm 2013 với công trình nghiên cứu về định giá tài sản. 

Thông báo vừa được đưa ra có đoạn: “Không có cách nào để có thể dự đoán giá cổ phiếu và trái phiếu trong một vài ngày hoặc một vài tuần. Tuy nhiên, có thể đoán trước được giá của các loại tài sản trong những thời kỳ dài hơn, ví dụ như trong 3 – 5 năm tới. Những điều này đã được phát hiện và phân tích bởi các nhà kinh tế học Eugene Fama, Lars Peter Hansen và Robert Shiller”.

Bắt đầu từ những năm 1960, Eugene Fama và một vài cộng sự đã chứng minh rằng rất khó để có thể dự báo giá cổ phiếu trong ngắn hạn. Đồng thời, các tin tức mới có thể được ngay lập tức được phản ánh trong giá cổ phiếu. Những phát hiện này không chỉ tạo nên ảnh hưởng sâu rộng đối với các nghiên cứu tiếp theo mà còn có thể thay đổi diễn biến thực sự trên thị trường. Sự nổi lên của các quỹ chỉ số trên TTCK trên toàn thế giới là một ví dụ sắc nét cho điều này. 

Gần như không thể dự báo giá tài sản trong một vài ngày hoặc một vài tuần tiếp theo, liệu có phải càng khó hơn để dự báo mức giá trong một vài năm tới? Câu trả lời là không, như  Robert Shiller đã phát hiện ra trong thời kỳ đầu những năm 1980. Shiller phát hiện ra rằng giá cổ phiếu biến động mạnh hơn rất nhiều so với cổ tức, và tỷ lệ giá/cổ tức có xu hướng giảm xuống khi ở mức cao và ngược lại. Quy luật này không chỉ đúng với cổ phiếu mà còn đúng với trái phiếu và các tài sản khác.

Một cách tiếp cận khác là xem xét phản ứng của các nhà đầu tư dựa trên lý trí đối với sự bất ổn của giá cả. Lợi suất cao trong tương lai được nhìn nhận là phần bù đắp cho việc nắm giữ các tài sản rủi ro trong những thời kỳ ẩn chứa nhiều rủi ro bất thường.  Lars Peter Hansen đã phát triển phương pháp thống kê đặc biệt phù hợp với việc kiểm tra các học thuyết về định giá tài sản. 

Ba nhà kinh tế học sẽ chia nhau giải thưởng trị giá 1,2 triệu USD. Các nhà khoa học sẽ được vinh danh tại buổi trao giải tổ chức tại Stockholm vào ngày 10/12 tới. 

Giải thưởng Nobel sẽ giúp công trình của các nhà kinh tế học vượt ra ngoài giới nghiên cứu hàn lâm và tiến gần hơn đến công tác hoạch định chính sách. 

Thu Hương
Theo Trí Thức Trẻ/Business Insider