Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

Bạn đã sinh ra với tiềm năng/ 
Bạn đã sinh ra với tư chất tốt và lòng tin/ 
Bạn đã sinh ra với các lý tưởng và những giấc mơ/ 
Bạn đã sinh ra với sự vĩ đại/ Bạn đã sinh ra với đôi cánh/ 
Bạn sinh ra không phải để bò, nên đừng làm thế/ 
Bạn có cánh/ 
Hãy học sử dụng chúng và bay 
(thơ Rumi)

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

8 thói quen xấu gây hại sự nghiệp



Chia sẻ lên linhhay.com
Vì sao bạn luôn bị bỏ qua mỗi khi đến dịp xét thưởng, tăng lương, hay các dự án quan trọng?
Câu trả lời có thể chính là từ bạn, từ một hoặc nhiều các hành vi vô tình “giết chết” sự nghiệp của bạn.
1. Không biết tự “PR” công việc của mình
Có thể bạn luôn hoàn thành tốt công việc của mình, nhưng nếu không ai biết về nó thì cũng chẳng ích gì cho uy tín của bạn, lương của bạn, hay những cơ hội mới.
 
Hãy làm sao để sếp biết được mọi thành tích, nỗ lực của bạn, từ chuyện thuyết phục được một khách hàng khó tính cho đến việc giải quyết nhanh chóng một trục trặc của hợp đồng... tất cả những gì nổi bật bên ngoài công việc thường ngày cảu bạn.
2. Bảo thủ
Nếu bạn luôn bảo thủ mỗi khi nhận được những phản hồi về công việc của mình, bạn sẽ rơi vào điểm dừng trong sự nghiệp. Hầu hết mọi người sẽ từ bỏ việc trao đổi, chia sẻ với những người bảo thủ.
 
Khi đó, đồng nghiệp sẽ tránh xa bạn, sếp sẽ thôi không bảo bạn phải cải thiện công việc ra sao. “Điều đó rất tuyệt”, bạn có thể nghĩ vậy, nhưng điều tồi tệ chính là bạn sẽ phá huỷ những mối quan hệ bạn cần để thăng tiến và bỏ qua những cơ hội tiếp thu thông tin để phát triển sự nghiệp.
3. Ra quyết định hấp tấp
Hành vi ra quyết định hấp tấp, vội vã không được phép xuất hiện trong công việc, dù đó là sự phản ứng lại ngay khi sếp nói điều gì đó bạn không thích, hay nhận ngay một công việc mà không suy nghĩ kỹ càng.
 
Nên nhớ rằng những quyết định trong công việc sẽ có ảnh hưởng rộng đến ví tiền , danh tiếng và chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn.
4. Không biết tự khẳng định
Có thể nhiều người cho rằng, sự khiêm tốn, không chơi trội là cách tốt để có một công việc thành công, tuy nhiên quá rụt rè, thiếu quyết đoán sẽ làm hại cho sự nghiệp. Nếu bạn tin rằng một quyết định là sai, một dự án có thể là một thảm hoạ, hay bạn xứng đáng được khen thưởng, thì một nhà quản lý tốt sẽ muốn bạn phát biểu.
 
Tất nhiên, có sự khác nhau giữa việc tự khẳng định và việc tự cao tự đại một cách quá lố. Tuy nhiên, đưa ra quan điểm của mình một cách chuyên nghiệp là chìa khoá để thành công trong nghề nghiệp.
5. Quá bi quan, tiêu cực
Nếu bạn là người thường xuyên phàn nàn về các dự án mới, chính sách mới của công ty, hay chuyện phòng công nghệ mãi không giải quyết được những vấn đề về mạng, thì bạn đang tạo ra một môi trường làm việc khó chịu cho những người xung quanh.
 
Ngay cả chuyện hài hước, châm biếm một cách tiêu cực cũng vậy. Việc thường xuyên châm chọc đồng nghiệp, hay nói đùa về các quyết định của sếp, dù cho điều đó có làm mọi người cười phá lên thì nó cũng không hề tạo ra danh tiếng tốt đẹp gì cho bạn.
6. Nói dối
Điều tồi tệ nhất của việc nói dối là bị phát hiện. Một khi bị phát hiện là nói dối, dù chỉ là một chuyện nhỏ nhặt nhất thì uy tín của bạn cũng bị phá huỷ và cực kỳ khó để khôi phục lại như trước.
 
Dù cho bạn có luôn trung thực trong 3 năm liền nhưng bạn vẫn bị nhớ đến là một người đã từng nói dối và do đó không thể được tin tưởng hoàn toàn.
7. Thất hứa thường xuyên
Mọi người thường hay để ý xem liệu bạn có làm những gì bạn nói hay không và họ đặc biệt nhớ lâu với những lần bạn thất hứa, kể cả từ việc nhỏ nhất như forward tài liệu mà bạn đã hứa trong cuộc họp, đến những việc lớn như hoàn thành dự án công việc đúng hạn.
 
Nếu bạn luôn đúng hẹn, họ sẽ ghi nhận và bạn được tiếng là người giữ uy tín và đáng tin cậy. Ngược lại, nếu bạn thất hứa, hay đơn giản chỉ là quên mất, họ sẽ kết luận là những lời nói của bạn khó tin.
8. Không chịu học hỏi công nghệ mới
Ok, bạn có thể cảm thấy hoàn toàn thoải mái, hài lòng với cách thức làm việc hiện tại của mình và vì vậy không cần thiết phải mất thời gian học hỏi những công nghệ mới nhất làm gì.
 
Tuy nhiên, nếu bạn cứ từ chối học những cách làm việc mới, bạn sẽ nhanh chóng bị tụt hậu so với các đồng nghiệp, những người không ngại với sự thay đổi.
 
Nếu bạn cứ phải in email ra để đọc và soạn thư trả lời, hay cứ phải vào thư viện để tìm kiếm thông tin thay vì lên Google, bạn sẽ bị sếp và đồng nghiệp đánh giá thấp về sự thích ứng của bạn trong công việc.

Theo Hoàng Yến

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

Để kiếm được 1 triệu dola trong 5 năm - TS Alan Phan

5 điều kiện mấu chốt
Tôi đã nói nhiều về những điều kiện cần có để tạo lực đẩy cho mọi hành trình kinh doanh. Tôi xin vắn tắt lặp lại:
1. Động lực, lòng tham và ngọn lửa trong người. Yếu tố này quan trọng nhất vì nó định đoạt vận mệnh của doanh nghiệp. Đi đến đích hay bỏ cuộc là do ngọn lửa trong người. Khi khởi nghiệp thì ai cũng đầy ý tưởng tốt, sáng tạo và đặc thù. Nhưng để ý tưởng trở thành hiện thực, doanh nhân phải đối diện với nhiều thử thách, khó khăn, tình thế tuyệt vọng và nếu không còn động lực, việc bỏ cuộc đầu hàng sẽ là lựa chọn đầu tiên.
2. Lợi thế cạnh tranh: Sản phẩm kinh doanh phải mang tính sáng tạo, độc đáo và tạo một lợi thế cạnh tranh chắc chắn. Nó có thể là một dịch vụ mới lạ chưa có trên thị trường, một công nghệ mũi nhọn hơn các địch thủ, một sản phẩm có thương hiệu lâu đời hay một hệ thống tiếp liệu phân phối hiệu quả nhiều ứng dụng. Dĩ nhiên, nhu cầu thị trường cũng phải hiện hữu ở tầm mức đủ lớn để tạo doanh thu và lợi nhuận mong muốn.
3. Sức khỏe để đối phó với áp lực và thời gian công sức đòi hỏi. Những áp lực và lời khen tiếng chê từ gia đình, đối tác, cổ đông, nhà tài trợ, nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng, chính phủ và ngay cả trong xã hội luôn đè nặng trên vai doanh nhân. Nếu không có một thân thể khỏe mạnh để giữ tinh thần sáng suốt bình tĩnh thì không thể hoàn tất công việc quản trị. Ngoài áp lực, sức khỏe là một yếu tố mấu chốt vì thiên tài đầy tham vọng mà không chịu đổ mồ hôi thì cũng chỉ là một người thất bại, khó tạo dựng được gì bền vững. Tôi chưa thấy một doanh nhân thành công nào chỉ làm 40 giờ đồng hồ trong tuần. Công thức áp dụng cho họ là 24/7, vì một doanh nhân ngủ cũng mơ thấy công việc làm ăn.
4. Liều lĩnh, dám làm, dám chấp nhận rủi ro. Chỉ cần một sai lầm nhỏ thì đã có thể giết chết một đại công ty như Arthur Anderson, Lehman Brothers hay suy yếu quằn quại như BP. Tỷ lệ rủi ro trong kinh doanh quá cao. Nếu một người giỏi về toán và thống kê thì họ sẽ không làm doanh nhân. Tôi nói đùa những doanh nhân là những người... dốt toán nhất, và "sự ngu dốt" này chỉ vượt qua được với tính lạc quan phi lý, lối xử lý liều lĩnh ngang ngược. Chỉ nghĩ đến hình ảnh khi làm ăn thất bại, có thể sẽ mất tất cả từ gia đình, bạn bè đến tài sản, tiếng tăm... là nhiều người bình thường phải chùn chân.
5. Kinh nghiệm, quan hệ, kiến thức. Nếu chưa có những yếu tố này thì phải lo tạo dựng cho đầy đủ trước khi ra trận mạc. Kiến thức có thể thu thập nhanh chóng nếu chịu khó bỏ ra 2 tháng, suốt ngày đọc các bài viết về ngành nghề mình chọn (Google và Internet là một nguồn thông tin không thể thiếu). Sau đó, phải tạo dựng những quan hệ với bất cứ cá nhân nào có liên quan ít nhiều đến lĩnh vực kinh doanh mình muốn. Những nhân vật này thực sự là những thiên thần có thể truyền lại những kinh nghiệm mình thiếu sót.
Với 5 yếu tố mấu chốt ở trên, bất cứ một hành trình kinh doanh nào cũng sẽ đến đích, không sớm thì muộn, tùy vào tầm cỡ của dự án. Tôi dùng công thức 5 năm cho một tài sản khoảng 1 triệu đô la vì tôi dựa trên một tỷ lệ P/E (giá/lợi nhuận) trung bình là 7; hay một dòng tiền lợi nhuận hàng năm khoảng $150 ngàn. Trong ngành phân phối hay sản xuất hàng tiêu dùng, doanh nghiệp bạn phải bán ra khoảng 1.5 triệu đô la để đạt chỉ tiêu này. Nó không dễ, nhưng chắc chắn đây không phải là một hành trình kiểu Vạn Lý Trường Chinh của Mao. Trong những ngành nghề hiện đại hơn như IT hay tài chính, các tỷ lệ P/E thường rất cao; nên mục tiêu càng dễ đạt.
Các rào cản và thử thách
Nhưng trên hết, một doanh nhân đầy đủ cá tính với một sản phẩm sáng tạo và một kế hoạch kinh doanh ấn tượng cũng không thể đi xa nếu việc quản lý hằng ngày không đủ nghiêm túc và tập trung. Những doanh nhân Việt thường vấp phải các lỗi lầm phổ thông như đầu tư dàn trải (vì cơ hội làm ăn rất nhiều); để sĩ diện và bạn bè gia đình lôi cuốn vào những hoạt động không hiệu quả; hay che giấu những thất bại lầm lỡ; không có kỷ luật nghiêm minh về vấn đề chi tiêu tài chính; thiếu đạo đức và kiên nhẫn trong việc xây dựng thương hiệu và kỷ cương công ty; không tôn trọng khách hàng hay đối tác hay cổ đông hay địch thủ; sử dụng người theo tình cảm gia đình hay phe nhóm.
Vượt qua các rào cản này là bạn đã đi xa hơn 90% các đối thủ cạnh tranh và có ít nhất là 80% để đạt mục tiêu hay tiến xa hơn nữa.