Bạn chỉ cần có một chút gì đó hơn đối thủ, giỏi hơn một chút so với đồng nghiệp và cứ thế tích lũy thêm từng ngày, bạn sẽ có được tất cả.
- 22-03-2018 Người đồng sáng lập Facebook Chris Hughes rút ra bài học xương máu sau khi mất...
- 22-03-2018 Khi nói đến làm giàu, Buffett là một chuyên gia và đây là 9 lời khuyên ông đưa...
- 20-03-2018 Giàu hay nghèo không phải do định mệnh, tất cả đều phụ thuộc vào những thói...
Câu chuyện bắt đầu vào những năm 1800 – không ai nhớ chính xác là ngày tháng năm nào, người đàn ông tên Vilfredo Pareto đang làm vườn và chợt nhận ra một điều thú vị: có một số lượng nhỏ cây đậu trong vườn tạo ra sản lượng chủ yếu. Hay nói cách khác, thành quả chung của cả vườn đậu Hà Lan hóa ra đến từ một số lượng cây rất nhỏ.
Vốn là một nhà toán học lại đam mê làm vườn, ông nhanh chóng có sự liên tưởng giữa những cây đậu trong vườn với nền kinh tếchung. Từ đó, một nguyên tắc kinh tế được ra đời, thậm chí ảnh hưởng và đúng đắn đến tận sau này.
Vilfredo Pareto.
Nguyên tắc Pareto
Ở thời điểm phát hiện ra điều thú vị trong vườn đậu, Pareto cũng đang nghiên cứu về sự giàu có của nhiều quốc gia mà gần nhất là Ý – quê hương của chính ông. Bất ngờ thay, ông nhận ra khoảng 80% diện tích đất ở Ý thuộc về chỉ 20% dân số. Giống hệt như vườn đậu của ông, hóa ra lượng lớn của cải lại chỉ được sở hữu bởi một nhóm người nhỏ.
Pareto tiếp tục phân tích số liệu ở các quốc gia lân cận và mô hình này dần rõ ràng hơn. Chẳng hạn, sau khi xem qua hồ sơ thuế thu nhập của Anh, ông nhận thấy rằng khoảng 30% dân số tạo nên tới 70% thu nhập chính của cả nước. Dù các con số, tỷ lệ ở các quốc gia là khác nhau nhưng rõ ràng, xu hướng này là nhất quán (số người nhỏ sở hữu tài sản lớn). Từ đây, ông đã mạnh dạn công bố Nguyên tắc Pareto (hay Nguyên tắc 80/20) để chỉ tính tương đối trong sở hữu tài sản.
Trong khoảng thời gian tiếp theo, nghiên cứu của ông lập tức trở thành hiện tượng trong giới kinh tế. Họ nhanh chóng nhận ra nguyên tắc này hóa ra lại chính xác và đúng đắn ở khắp mọi nơi.
Cho đến tận ngày nay, nguyên tắc 80/20 đã trở nên phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực, từ thể thao đến bất động sản, công nghệ thông tin… Nhưng vì sao điều này lại xảy ra? Vì sao chỉ một lượng nhỏ người, nhóm hay tổ chức lại có thể gặt hái được quá nhiều thành quả? Để trả lời câu hỏi này, hãy quay lại với các yếu tố tự nhiên.
- Sức mạnh của sự tích lũy. Hãy lấy ví dụ với rừng Amazon, một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất trên Trái Đất. Các nhà khoa học đã thống kê, có tới 16.000 loại cây khác nhau trong khu rừng này, nhưng 50% diện tích rừng là sự hiện diện của 227 loài cây (chỉ 1,4% số lượng cây).
- Tại sao lại thế? Hãy tưởng tượng có 2 cái cây được trồng cạnh nhau, độc lập. Mỗi ngày chúng phải đấu tranh lẫn nhau để có thêm ánh sáng và dinh dưỡng từ đất. Nếu như, chỉ một cây có lợi thế, lớn nhanh hơn, ăn khỏe hơn cây còn lại, nó sẽ vươn cao hơn, đón ánh nắng nhiều hơn, rễ to hơn và hút dinh dưỡng tốt hơn.
Từ lợi thế này, cái cây kia lớn nhanh vượt trội và bắt đầu sinh sản, cho phép “con cháu” của nó lan rộng. Quá trình này lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi các loại cây lớn khỏe hơn đã rải rác khắp khu rừng.
Các nhà nghiên cứu gọi đây là lợi thế tích luỹ, một ưu thế nhỏ ban đầu sẽ dần tích lũy thành những thứ to lớn về sau.
Hiệu ứng "Người thắng có tất cả"
Những điều tương tự như khu rừng Amazon cũng xảy ra trong chính cuộc sống của chúng ta.
Cũng giống như cái cây, con người phải cạnh tranh lẫn nhau ở một số tài nguyên nhất định. Các chính trị gia cạnh tranh vì số phiếu bầu, những tác giả sách cạnh tranh cho đầu sách bán chạy còn những vận động viên thì cạnh cho để giành tấm huy chương vàng, các chương trình truyền hình thì cạnh tranh để được chiếu vào khung giờ vàng…
Kết quả của sự cạnh tranh này đôi khi đến từ những chênh lệch rất rất nhỏ. Giống như tấm huy chương vàng bơi lội chỉ cách nhau 1/100 giây chạm đích mà thôi. Người chiến thắng sẽ có cả giải thưởng, vinh quang, tiền bạc và cảm giác chiếm lĩnh thị trường. Trong khi người thua cuộc, dù kết quả rất sát sao thì lại có cảm giác mất trắng, ví dụ như vậy.
Phần thưởng khổng lồ mang tên "Người thắng có tất cả" này thực chất bắt nguồn từ sự khác biệt nhỏ về hiệu suất. Ở một xã hội mà sự cạnh tranh và so sánh xảy ra liên tục thì chỉ cần ‘nhỉnh’ hơn một chút so với đối thủ là bạn đã trở thành người chiến thắng. Từ một lợi thế nhỏ ban đầu, người thắng có thể vươn lên dẫn đầu rất nhanh, rất mạnh mẽ.
Từ "Người thắng có tất cả" đến "Người thắng chiếm phần lớn"
Bạn có thể thấy, từ người chiến thắng trong một cuộc thi/cuộc đua, người ta bắt đầu giành được nhiều chiến thắng hơn trong cuộc sống. Họ nhận được sự quan tâm, tiền bạc và những mối đầu tư làm ăn, họ tích lũy những lợi thế đó để phát triển mạnh mẽ hơn và dễ dàng giành chiến thắng trong khoảng thời gian tiếp theo. Đó là lúc nguyên tắc 80/20 phát huy.
Nếu một doanh nghiệp có công nghệ sáng tạo hơn một doanh nghiệp khác thì nhiều người sẽ mua sản phẩm của họ. Khi doanh nghiệp kiếm được nhiều tiền hơn, họ có thể đầu tư thêm công nghệ, trả lương cao hơn, và thuê người tốt hơn. Đến lúc đối thủ của họ bắt kịp thì họ đã có những khách hàng trung thành của mình. Đó là lý do có những công ty thống trị ngành công nghiệp.
Nếu một tác giả xuất hiện trong danh sách bán chạy nhất, thì các nhà xuất bản sẽ quan tâm nhiều hơn đến cuốn sách tiếp theo của họ. Khi cuốn sách thứ hai xuất hiện, nhà xuất bản sẽ đặt nhiều tài nguyên hơn và tiếp thị mạnh mẽ hơn, giúp họ dễ dàng có tên trong danh sách bán chạy nhất lần thứ hai. Chẳng bao lâu bạn bắt đầu hiểu tại sao một vài cuốn sách bán hàng triệu bản trong những cuốn khác với cùng nội dung lại chỉ chật vật ở vài trăm nghìn bản.
Sự quay vòng đó khiến cho nguồn tài nguyên đổ dồn về phía số ít những người may mắn và có lợi thế nhỉnh hơn một chút, và họ dần chiếm lĩnh thị trường nhiều hơn. Trong khi đó, những người ít lợi thế hơn càng ngày càng mất đi thị trường. Bạn đã rõ nguyên tắc 80/20 vận hành như thế nào rồi đấy!
Nguyên tắc 1%: Vì sao có một số người, nhóm hay tổ chức chiếm được phần lớn những thứ tuyệt vời trong cuộc sống?
Lợi thế nhỏ thời điểm ban đầu có thể tích lũy để trở thành khác biệt lớn theo thời gian. Đây là một trong những lý do vì sao thói quen tốt lại quan trọng. Những con người, tổ chức làm được nhiều thứ đúng đắn, đều đặn sẽ có cơ hội thành công cao hơn và chiếm hữu được nhiều thứ hơn theo thời gian.
Bạn chỉ cần có một chút gì đó hơn đối thủ, giỏi hơn một chút so với đồng nghiệp, nhưng nếu giữ được phong độ, ngày qua ngày bạn có thể xoay vòng sự thành công của mình và cứ một lần bỏ xa đối thủ hơn một chút. Và theo như hiệu ứng "Người thắng có tất cả", bạn sẽ sớm nhận được những phần thưởng xứng đáng.
Chúng ta có thể gọi đây là nguyên tắc 1%. Những người chỉ có 1% vượt trội, dù rất nhỏ thôi nhưng cộng với niềm tin và sự kiên trì thì sẽ là người có tất cả.
Tất nhiên, để có được sự vượt trội, chiếm lĩnh khi trường thì bạn bồi dưỡng khác biệt, lợi thế của mình, giữ vững phong độ và có đủ thời gian để phát triển chính mình thì thành công mới tìm đến.
Theo Trí thức trẻ/Medium
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét