Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

10 lời khuyên của Chủ tịch Fed Ben Bernanke tại Lễ tốt nghiệp ĐH Princeton

Trong bài phát biểu của mình, Ben Bernanke đã đưa ra 10 lời khuyên thú vị cho sinh viên Đại học Princeton, mà ông gọi là đề nghị (suggestion) hay điều quan sát được (observation).
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed, Federal Reserve) Ben S. Bernanke được mời phát biểu tại lễ tốt nghiệp năm nay tại Đại học Princeton. Ben Bernanke từng là giáo sư kinh tế học tại Đại học Princeton từ năm 1985 cho đến 1996.
Trong bài phát biểu của mình, Ben Bernanke đã đưa ra 10 lời khuyên thú vị cho sinh viên Đại học Princeton, mà ông gọi là đề nghị (suggestion) hay điều quan sát được (observation).
1. Cuộc đời là không thể nào đoán trước được, và một người 22 tuổi nghĩ rằng anh ta/cô ta biết được chính xác mình sẽ làm được gì trong 10 năm tới chắc hẳn là thiếu trí tưởng tượng.
Hãy nói chuyện với đồng môn của mình khi gặp lại họ trong các dịp kỷ niệm 25 năm, 30 năm hay 40 năm ra trường. Họ có thể sẽ nói với bạn rằng cuộc sống của họ hạnh phúc theo nhiều cung bậc khác nhau, hay có thể là đã trải qua rất nhiều thăng trầm.
Nhưng tôi chắc chắn là những câu chuyện cuộc đời này sẽ khác, không nhiều thì ít, so với những gì họ nghĩ lúc mới bắt đầu ra trường.
Đây là điều hay chứ không phải là xấu. Ai lại muốn biết đoạn kết của câu chuyện khi chỉ mới đọc được vài chương đầu? Đừng ngại để cuộc chơi tiếp diễn.
2. Cuộc đời chúng ta ảnh hưởng từ cơ may và các quyết định, hành động nhỏ có nghĩa là chẳng cần phải lên kế hoạch, chẳng cần phấn đấu? Không hề. Cho dù cuộc đời của bạn có gì đi nữa thì đó vẫn là một dự án lớn, dài hơi – đó chính là dự án phát triển thành một con người.
3. Khái niệm thành công khiến tôi nghĩ đến cái gọi là chế độ minh trị (meritocracy) và những tác động của nó. Những gì chúng ta được dạy về tổ chức minh trị và xã hội minh trị là sự công bằng. Nhưng đó là công bằng theo nghĩa tuyệt đối? Hãy suy nghĩ về điều này.
Một chế độ minh trị là hệ thống mà con người sẽ gặp nhiều may mắn nhất trong chăm sóc sức khỏe, may mắn nhất trong việc nhận được sự khích lệ, ủng hộ từ gia đình và có lẽ là thu nhập, may mắn nhất trong giáo dục và việc làm, và may mắn nhất trong nhiều lĩnh vực khác khó có thể nêu bằng con số - đây là những người nhận được nhiều quyền lợi nhất.
Cách duy nhất để một chế độ minh trị được coi là công bằng là những người may mắn nhất này cũng phải có trách nhiệm lớn nhất để làm việc chăm chỉ, để làm cho thế giới tốt đẹp hơn và chia sẻ sự may mắn của mình với những người khác.
4. Người nào là đáng ngưỡng mộ? Đáng được ngưỡng mộ nhất là người đã tận dụng tốt nhất những lợi thế của mình, hoặc là những người đã đương đầu với nghịch cảnh một cách quả cảm nhất.
Hầu hết chúng ta đều có thể đồng ý với nhau rằng, một người dù có ít học vấn chính thức nhưng lại lao động một cách cần mẫn, trung thực để nuôi nấng, giáo dục con cái thì sẽ xứng đáng được tôn trọng (và đáng được giúp đỡ) hơn so với những người chỉ thành công qua vẻ bên ngoài. Đi uống bia với họ cũng vui hơn rất nhiều.
Đó là những gì tôi biết về xã hội học.
5. Đối với chính trị, tôi luôn yêu thích câu nói của Lily Tomlin: “Tôi muốn bất nhẫn, nhưng tôi không thể tiếp tục được”. Qua thời gian làm việc gần 11 năm ở Washington, tôi ít nhiều cảm nhận được câu nói này.
Lãi suất, tiền tệ, ý thức hệ đều đóng vai trò quan trọng. Nhưng kinh nghiệm của tôi cho thấy, hầu hết các chính trị gia của chúng ta đều đang nỗ lực để làm đúng việc, theo quan điểm và lương tâm của họ.
Nếu bạn cho rằng một chính sách cho kết quả tồi là do động cơ và ý đồ xấu thì bạn ắt hẳn đã đánh giá quá cao hiệu quả làm việc của chính trị gia và những người làm chính sách. Sai lầm do phải đương đầu với các vấn đề phức tạp và thậm chí không kiểm soát được là nguyên nhân chính, hơn là vì động cơ xấu.
Do đó, điều quan trọng nhất (đối với việc thực hiện chính sách) ở Washington là các ý tưởng và con người để thực hiện các ý tưởng đó.
6. Kinh tế học là một lĩnh vực tư duy rất phức tạp, và rất hiệu quả trong việc giải thích cho những người làm chính sách biết tại sao các quyết định của họ trong quá khứ lại sai lầm. Nhưng về tương lai thì không giúp ích nhiều như vậy.
Tuy nhiên, phân tích kinh tế một cách cẩn trọng đem lại lợi ích rất lớn trong việc loại bỏ các ý tưởng phi logic và sai lệch quá nhiều so với dữ liệu thu thập được. Điều này được áp dụng trong ít nhất 90% chính sách kinh tế được ban hành.
7. Tôi không nói với các bạn tiền không thành vấn đề, vì dù sao các bạn cũng sẽ không tin tôi đâu. Thực tế, tiền bạc đối với rất nhiều người là vấn đề sống còn. Nếu bạn thuộc số ít người may mắn có thể lựa chọn, hãy nhớ rằng tiền là phương tiện chứ không phải là mục đích cuối cùng. 
Một quyết định lựa chọn công việc chỉ dựa trên tiền bạc mà không phải là sự say mê hay khát vọng để tạo sự khác biệt là công thức tạo nên bất hạnh.
8. Không ai thích sự thất bại, nhưng đó là một phần thiết yếu của cuộc sống và quá trình học hỏi. Nếu trang phục của bạn chưa bị bẩn thì ắt hẳn là bạn chưa hề thi đấu.
9. Vẻ đẹp thể xác là quan trọng, nhưng đó không phải là thứ duy nhất mà chúng ta cần có ở người bạn đời. Hai bạn sẽ có một chuyến đi dài ngày cùng nhau và tôi tin là các bạn sẽ cần sự ủng hộ và cảm thông của nhau nhiều hơn các bạn đang nghĩ.
10. Thỉnh thoảng nên gọi điện cho ba mẹ. Đến một lúc nào đó rồi các bạn cũng sẽ muốn đứa con trưởng thành, bận rộn và thành công vượt bậc gọi điện nói chuyện với mình. Cũng nên nhớ rằng ai đã trả học phí cho các bạn ở Đại học Princeton…
Xin chúc mừng những tân cử nhân!   - See more at: http://bfinance.vn/tai-chinh-cuoc-song/10-loi-khuyen-cua-chu-tich-fed-ben-bernanke-tai-le-tot-nghiep-dh-princeton.aspx#sthash.HwQBkq25.dpufChủ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét