What is the Thesis?
The M.A. thesis is the demonstration of your ability to conduct original research and present the written results. It is not a class that you simply take and get credit for. Nor is it a glorified term paper that you can wait to the "eleventh hour" to finish. Your thesis is a research project that you have spent considerable time in preparatory research (literature review), project design (formulation of a hypothesis), data collection (field and or laboratory), analysis (statistical examination of the data), and finally presentation and synthesis (examination of the statistical results in the context of your hypothesis and literature review). Each of these
individual parts will consume considerable time and effort .
How Long Will it Take?
Chinneck (1999) answers this with: "Longer than you think. Even after the research itself is all done --models built, calculations complete -- it is wise to allow at least one complete term for writing the thesis. It's not
the physical act of typing that takes so long, it's the fact that writing the thesis requires the complete organization of your arguments and results. It's during this formalization of your results into a well-organized thesis document capable of withstanding the scrutiny of expert examiners that you discover weaknesses. It's fixing those weaknesses that takes time."
Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013
Kinh tế có chu kỳ
Kinh tế có chu kỳ, mỗi chu kỳ được thể hiện bởi đặc điểm chung nhất, có thể quan sát và nhận biết được. Việc thống kê và phân tích sẽ dễ dàng chỉ định được các đặc điểm đó. Trên thực tế, các thông số kinh tế sẽ được tính toán bằng cách dùng các số liệu tính toán cộng với độ dao động của người dùng. Độ dao động của người dùng có thể dùng ngưỡng min và max để xác định, với mỗi thị trường với những đặc tính của của nó có thể xác định được ngưỡng min và max này.
Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013
Bức thư cố Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng của con trai
Được viết ra từ gần 200 năm trước, lại là ở nước Mỹ, nhưng bức thư vẫn giữ nguyên tính “thời sự” và gợi nhiều suy nghĩ cho chúng ta.
Dưới đây là toàn văn bức thư của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln (1809-1865) gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học.
Kính gửi thầy,
Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. Rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết: cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố, thì ở đâu đó, sẽ có một con người chính trực; bên cạnh một chính trị gia ích kỷ, sẽ xuất hiện một nhà lãnh đạo tận tâm.
Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với nǎm đô la nhặt được trên hè phố…
Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất…
Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kỳ diệu của sách… nhưng cũng để cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.
Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó là không đúng…
Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hoà nhã và cứng rắn đối với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế.
Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới Chân Lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp mà thôi.
Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã… Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.
Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.
Xin hãy dạy cho cháu biết ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông gào thét… và đứng thẳng người bảo vệ lẽ phải.
Xin hãy đối xử với cháu dịu dàng nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên những thanh sắt cứng rắn. Hãy giúp cháu có can đảm biểu lộ sự thiếu kiên nhẫn và có đủ kiên nhẫn để biểu lộ sự can đảm.
Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.
Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình… con trai tôi là một cậu bé tuyệt vời.
Nguồn: Internet
- See more at: http://bfinance.vn/tai-chinh-cuoc-song/buc-thu-co-tong-thong-my-abraham-lincoln-gui-thay-hieu-truong-cua-con-trai.aspx#sthash.OTRhAcse.dpuf
10 lời khuyên của Chủ tịch Fed Ben Bernanke tại Lễ tốt nghiệp ĐH Princeton
Trong bài phát biểu của mình, Ben Bernanke đã đưa ra 10 lời khuyên thú vị cho sinh viên Đại học Princeton, mà ông gọi là đề nghị (suggestion) hay điều quan sát được (observation).
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed, Federal Reserve) Ben S. Bernanke được mời phát biểu tại lễ tốt nghiệp năm nay tại Đại học Princeton. Ben Bernanke từng là giáo sư kinh tế học tại Đại học Princeton từ năm 1985 cho đến 1996.
Trong bài phát biểu của mình, Ben Bernanke đã đưa ra 10 lời khuyên thú vị cho sinh viên Đại học Princeton, mà ông gọi là đề nghị (suggestion) hay điều quan sát được (observation).
1. Cuộc đời là không thể nào đoán trước được, và một người 22 tuổi nghĩ rằng anh ta/cô ta biết được chính xác mình sẽ làm được gì trong 10 năm tới chắc hẳn là thiếu trí tưởng tượng.
Hãy nói chuyện với đồng môn của mình khi gặp lại họ trong các dịp kỷ niệm 25 năm, 30 năm hay 40 năm ra trường. Họ có thể sẽ nói với bạn rằng cuộc sống của họ hạnh phúc theo nhiều cung bậc khác nhau, hay có thể là đã trải qua rất nhiều thăng trầm.
Nhưng tôi chắc chắn là những câu chuyện cuộc đời này sẽ khác, không nhiều thì ít, so với những gì họ nghĩ lúc mới bắt đầu ra trường.
Đây là điều hay chứ không phải là xấu. Ai lại muốn biết đoạn kết của câu chuyện khi chỉ mới đọc được vài chương đầu? Đừng ngại để cuộc chơi tiếp diễn.
2. Cuộc đời chúng ta ảnh hưởng từ cơ may và các quyết định, hành động nhỏ có nghĩa là chẳng cần phải lên kế hoạch, chẳng cần phấn đấu? Không hề. Cho dù cuộc đời của bạn có gì đi nữa thì đó vẫn là một dự án lớn, dài hơi – đó chính là dự án phát triển thành một con người.
3. Khái niệm thành công khiến tôi nghĩ đến cái gọi là chế độ minh trị (meritocracy) và những tác động của nó. Những gì chúng ta được dạy về tổ chức minh trị và xã hội minh trị là sự công bằng. Nhưng đó là công bằng theo nghĩa tuyệt đối? Hãy suy nghĩ về điều này.
Một chế độ minh trị là hệ thống mà con người sẽ gặp nhiều may mắn nhất trong chăm sóc sức khỏe, may mắn nhất trong việc nhận được sự khích lệ, ủng hộ từ gia đình và có lẽ là thu nhập, may mắn nhất trong giáo dục và việc làm, và may mắn nhất trong nhiều lĩnh vực khác khó có thể nêu bằng con số - đây là những người nhận được nhiều quyền lợi nhất.
Cách duy nhất để một chế độ minh trị được coi là công bằng là những người may mắn nhất này cũng phải có trách nhiệm lớn nhất để làm việc chăm chỉ, để làm cho thế giới tốt đẹp hơn và chia sẻ sự may mắn của mình với những người khác.
4. Người nào là đáng ngưỡng mộ? Đáng được ngưỡng mộ nhất là người đã tận dụng tốt nhất những lợi thế của mình, hoặc là những người đã đương đầu với nghịch cảnh một cách quả cảm nhất.
Hầu hết chúng ta đều có thể đồng ý với nhau rằng, một người dù có ít học vấn chính thức nhưng lại lao động một cách cần mẫn, trung thực để nuôi nấng, giáo dục con cái thì sẽ xứng đáng được tôn trọng (và đáng được giúp đỡ) hơn so với những người chỉ thành công qua vẻ bên ngoài. Đi uống bia với họ cũng vui hơn rất nhiều.
Đó là những gì tôi biết về xã hội học.
5. Đối với chính trị, tôi luôn yêu thích câu nói của Lily Tomlin: “Tôi muốn bất nhẫn, nhưng tôi không thể tiếp tục được”. Qua thời gian làm việc gần 11 năm ở Washington, tôi ít nhiều cảm nhận được câu nói này.
Lãi suất, tiền tệ, ý thức hệ đều đóng vai trò quan trọng. Nhưng kinh nghiệm của tôi cho thấy, hầu hết các chính trị gia của chúng ta đều đang nỗ lực để làm đúng việc, theo quan điểm và lương tâm của họ.
Nếu bạn cho rằng một chính sách cho kết quả tồi là do động cơ và ý đồ xấu thì bạn ắt hẳn đã đánh giá quá cao hiệu quả làm việc của chính trị gia và những người làm chính sách. Sai lầm do phải đương đầu với các vấn đề phức tạp và thậm chí không kiểm soát được là nguyên nhân chính, hơn là vì động cơ xấu.
Do đó, điều quan trọng nhất (đối với việc thực hiện chính sách) ở Washington là các ý tưởng và con người để thực hiện các ý tưởng đó.
6. Kinh tế học là một lĩnh vực tư duy rất phức tạp, và rất hiệu quả trong việc giải thích cho những người làm chính sách biết tại sao các quyết định của họ trong quá khứ lại sai lầm. Nhưng về tương lai thì không giúp ích nhiều như vậy.
Tuy nhiên, phân tích kinh tế một cách cẩn trọng đem lại lợi ích rất lớn trong việc loại bỏ các ý tưởng phi logic và sai lệch quá nhiều so với dữ liệu thu thập được. Điều này được áp dụng trong ít nhất 90% chính sách kinh tế được ban hành.
7. Tôi không nói với các bạn tiền không thành vấn đề, vì dù sao các bạn cũng sẽ không tin tôi đâu. Thực tế, tiền bạc đối với rất nhiều người là vấn đề sống còn. Nếu bạn thuộc số ít người may mắn có thể lựa chọn, hãy nhớ rằng tiền là phương tiện chứ không phải là mục đích cuối cùng.
Một quyết định lựa chọn công việc chỉ dựa trên tiền bạc mà không phải là sự say mê hay khát vọng để tạo sự khác biệt là công thức tạo nên bất hạnh.
8. Không ai thích sự thất bại, nhưng đó là một phần thiết yếu của cuộc sống và quá trình học hỏi. Nếu trang phục của bạn chưa bị bẩn thì ắt hẳn là bạn chưa hề thi đấu.
9. Vẻ đẹp thể xác là quan trọng, nhưng đó không phải là thứ duy nhất mà chúng ta cần có ở người bạn đời. Hai bạn sẽ có một chuyến đi dài ngày cùng nhau và tôi tin là các bạn sẽ cần sự ủng hộ và cảm thông của nhau nhiều hơn các bạn đang nghĩ.
10. Thỉnh thoảng nên gọi điện cho ba mẹ. Đến một lúc nào đó rồi các bạn cũng sẽ muốn đứa con trưởng thành, bận rộn và thành công vượt bậc gọi điện nói chuyện với mình. Cũng nên nhớ rằng ai đã trả học phí cho các bạn ở Đại học Princeton…
Xin chúc mừng những tân cử nhân! - See more at: http://bfinance.vn/tai-chinh-cuoc-song/10-loi-khuyen-cua-chu-tich-fed-ben-bernanke-tai-le-tot-nghiep-dh-princeton.aspx#sthash.HwQBkq25.dpufChủ
Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013
Hướng dẫn xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 202/2011/TT-BTC hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/2/2012.
Theo đó, khi nhận được quyết định cổ phần hoá của cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá, doanh nghiệp cổ phần hoá có trách nhiệm kiểm kê, phân loại tài sản, các nguồn vốn và quỹ doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Đối với việc xử lý tài chính thời điểm doanh nghiệp cổ phần hoá chính thức chuyển thành công ty cổ phần, Bộ Tài chính quy định căn cứ quyết định công bố giá trị doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp cổ phần hoá có trách nhiệm điều chỉnh số liệu trong sổ kế toán theo giá trị doanh nghiệp đã được công bố. Thực hiện chuyển giao tài sản và các khoản nợ phải thu không tính vào giá trị doanh nghiệp cho các cơ quan theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP trong thời gian 30 ngày sau khi có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền.
Về tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, Bộ Tài chính quy định, doanh nghiệp cổ phần hóa có tổng giá trị tài sản theo sổ kế toán từ 30 tỷ đồng trở lên hoặc giá trị vốn nhà nước theo sổ kế toán từ 10 tỷ đồng trở lên phải thuê các tổ chức có chức năng định giá thực hiện tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp.
Về các phương pháp áp dụng để xác định giá trị doanh nghiệp, Tổ chức tư vấn định giá lựa chọn phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu hoặc các phương pháp khác để xác định giá trị doanh nghiệp.
Trong đó, phương pháp tài sản: là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở giá trị thực tế của toàn bộ tài sản hữu hình, vô hình của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Còn phương pháp dòng tiền chiết khấu là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai, không phụ thuộc vào giá trị tài sản của doanh nghiệp.
Nếu lựa chọn các phương pháp khác phải đảm bảo tính khoa học, phản ảnh đúng giá trị doanh nghiệp, được quốc tế áp dụng rộng rãi và dễ hiểu để áp dụng trong tính toán xác định giá trị doanh nghiệp.
Về kiểm toán nhà nước đối với doanh nghiệp cổ phần hóa, đối với doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc đối tượng phải thực hiện kiểm toán nhà nước theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP thì căn cứ quyết định phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cơ quan quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp gửi danh sách thông báo thời gian (lộ trình) thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp đến cơ quan Kiểm toán Nhà nước để cơ quan Kiểm toán Nhà nước có chương trình, kế hoạch kiểm toán kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của tổ chức tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.
Nguồn: Kế Toán
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 202/2011/TT-BTC hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/2/2012.
Đối với việc xử lý tài chính thời điểm doanh nghiệp cổ phần hoá chính thức chuyển thành công ty cổ phần, Bộ Tài chính quy định căn cứ quyết định công bố giá trị doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp cổ phần hoá có trách nhiệm điều chỉnh số liệu trong sổ kế toán theo giá trị doanh nghiệp đã được công bố. Thực hiện chuyển giao tài sản và các khoản nợ phải thu không tính vào giá trị doanh nghiệp cho các cơ quan theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP trong thời gian 30 ngày sau khi có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền.
Về tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, Bộ Tài chính quy định, doanh nghiệp cổ phần hóa có tổng giá trị tài sản theo sổ kế toán từ 30 tỷ đồng trở lên hoặc giá trị vốn nhà nước theo sổ kế toán từ 10 tỷ đồng trở lên phải thuê các tổ chức có chức năng định giá thực hiện tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp.
Về các phương pháp áp dụng để xác định giá trị doanh nghiệp, Tổ chức tư vấn định giá lựa chọn phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu hoặc các phương pháp khác để xác định giá trị doanh nghiệp.
Trong đó, phương pháp tài sản: là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở giá trị thực tế của toàn bộ tài sản hữu hình, vô hình của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Còn phương pháp dòng tiền chiết khấu là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai, không phụ thuộc vào giá trị tài sản của doanh nghiệp.
Nếu lựa chọn các phương pháp khác phải đảm bảo tính khoa học, phản ảnh đúng giá trị doanh nghiệp, được quốc tế áp dụng rộng rãi và dễ hiểu để áp dụng trong tính toán xác định giá trị doanh nghiệp.
Về kiểm toán nhà nước đối với doanh nghiệp cổ phần hóa, đối với doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc đối tượng phải thực hiện kiểm toán nhà nước theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP thì căn cứ quyết định phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cơ quan quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp gửi danh sách thông báo thời gian (lộ trình) thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp đến cơ quan Kiểm toán Nhà nước để cơ quan Kiểm toán Nhà nước có chương trình, kế hoạch kiểm toán kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của tổ chức tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.
Nguồn: Kế Toán
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)