Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

Hệ thống nguồn điện cho Datacenter


Hệ thống nguồn điện cho Datacenter
a. Sơ đồ thiết kế
Chúng ta quan tâm đến 4 hệ thống: Máy phát điện, hệ thống lưu điện UPS, Hệ thống phân phối điện chính và hệ thống phân phối điện trong tủ Rack.
Nguồn ngõ vào: Trạm biến áp + Máy phát điện
Đề xuất này sử dụng 01 mạng điện độc lập để hỗ trợ hệ thống cơ sở hạ tầng của IT và mạng điện này lại được dự phòng bởi máy phát điện (công suất được thiết kế đủ cung cấp cho toàn hệ thống DC).
Hệ thống phân phối điện độc lập sẽ được lắp đặt nhằm phân tích hệ thống nguồn cho phòng máy chủ ra khỏi nguồn cho các ứng dụng khác như chiếu sáng, điều hoà hay mục đích khác.
Máy phát điện: nguồn điện dự phòng cho hệ thống khi điện lưới bị gián đoạn. Đây cũng là một phần tử bắt buộc trong hệ thống nguồn của DC vì dù ở bất kỳ cấp độ nào DC cũng không được phép gián đoạn nguồn điện trong thời gian dài.
ATS (Automatic Transfer Switch): thiết bị tự động chuyển đổi giữa nguồn điện lưới sang nguồn điện từ máy phát điện khi có sự gián đoạn điện lưới và chuyển ngược về nguồn điện lưới khi nguồn được cấp trở lại. Trên thực tế một số DC cấp độ thấp cũng không cần thiết bị này, khi đó cần có sự can thiệp của con người trong quá trình chuyển đổi qua lại giữa các nguồn điện
Tủ phân phối điện (PDU) của APC được thiết kế với hệ thống “nối tắt” (By-pass) nhằm tách biệt UPS ra khỏi hệ thống tải quan trọng khi cần thiết. Các aptomat được sử dụng loại đặc biệt loại C (Type”C”) có thời gian trễ và được bảo vệ chống dòng rò (current leaking to earth from an installation) – ELCB. Trong trường hợp có sự cố ở mạch nhánh nào thì aptomat của nhánh đó sẽ cắt điện chỉ của nhánh đó thôi mà không làm ảnh hưởng đến các nhánh khác (hay nói cách khác không làm ảnh hưởng toàn bộ hệ thống).
Thêm nữa với tính năng theo dõi dòng điện mạch nhánh một cách thông minh, khách hàng có thể biết được tình trạng dòng điện chạy qua mỗi một mạch nhánh thông qua giải pháp quản trị của APC cũng như có thể  đặt mức ngưỡng cảnh báo trước khi mỗi mạch nhánh tiến  đến ngưỡng nguy hiểm.
- Trong tủ phân phối điện, chúng tôi cung cấp 10 aptomat loại 32A, 30mA cho 10 tủ Rack máy chủ, 3 aptomat loại 16A, 30mA cho các thiết bị phụ trợ khác như IP camera, Access Control,Fire
Suppression cùng với các cáp  điện có lăp sẵn các phích cắm (power whips terminate with industrial sockets) có độ dài đủ cung cấp đến từng tủ Rack thiết bị. Thiết bị này cho phép sự mềm dẻo cho việc nâng cấp hay mở rộng trong tương lai mà không làm ảnh hưởng đến nguồn cung cấp. Mỗi tủ phân phối điện (PDU) sẽ có đủ các vị trí để lắp  thêm các aptomat cho nhu cầu trong tương lai mà không làm ảnh hưởng gián đoạn tới nguồn cung cấp chính.
- Tủ phân phối điện PDU của APC được đặt trong tủ Rack có cửa trước và sau thuận tiện cho công việc dich vụ. Với tủ phân phối điện này, không cần thiết phải lắp thêm các bảng phân phối phụ (treo) trong phòng máy chủ nữa.
RPDU: Hệ thống phân phối nguồn trong tủ Rack
Sẽ sử dụng 1 khối phân phối nguồn (viết tắt RPDU) loại 32A cho mỗi tủ Rack máy chủ, các RPDU sẽ được nối với UPS trong cấu hình (N+1). Thêm nữa, mỗi RPDU sẽ có màn hành tinh  thể lỏng (LCD) thể hiện dòng điện đang chạy qua mỗi RPDU đồng thời cho phép người sử dụng biết có
Các thiết bị quan trọng như IP camera, Access Control, Fire Suppression bình thường sẽ được cung cấp điện từ hệ thống lưới điện thông thường. Khi có sự cố với lưới điện, các thiết bị này sẽ được cấp điện từ UPS.
Một số hình ảnh về socket nguồn cung cấp điện cho thiết bị như sau:
http://seablogs.zenfs.com/u/VE_25mSKGQM2HQe61LIVvQ--/photo/ap_20090929094035334.jpg
Để đáp ứng các chuẩn đa dạng này, như đã trình bày ở trên ta có thể sử dụng các loại rack PDU như sau:  
http://seablogs.zenfs.com/u/VE_25mSKGQM2HQe61LIVvQ--/photo/ap_20090929094018355.jpg
Các loại rack PDU này thông thường tập trung cho 2 chủng loại chính là gắn dọc tủ rack (vertical zero U mounted) và gắn ngang như các thiết bị thông thường.
Để kết nối vào nguồn điện từ tủ phân phối thông thường sử dụng 2 loại socket công suất cao, phổ biến nhất là loại IEC- IP44 32A:  
http://seablogs.zenfs.com/u/VE_25mSKGQM2HQe61LIVvQ--/photo/ap_20090929094027421.jpg





9 vấn đề chất lượng nguồn điện
http://www.pcworld.com.vn/pcworld/info/misc/2009/11/B0911_81a.jpg
Người Mỹ rất thực tế! Họ nghiên cứu về “chất lượng nguồn điện” từ rất sớm và hàng năm đều thống kê tổn thất do “chất lượng nguồn điện” xấu gây ra cho nền kinh tế nước này. Năm 2001, mức tổn thất khoảng 188 tỷ USD. Vì sự quan trọng đó, thị trường “chất lượng nguồn điện” của Mỹ tăng trưởng đạt 11%/ năm, trong đó: UPS chiếm 70% thị phần; thiết bị triệt xung đột biến điện (TVSSs) chiếm 20% thị phần; Thiết bị giám sát và đo điện chiếm 8% thị phần.

Chúng ta sẽ phải trả giá đắt cho nguồn điện có chất lượng kém. Thông thường, nguồn điện chất lượng kém sẽ gặp 9 hiện tượng thông dụng sau:

Cúp điện: làm gián đoạn sản xuất, mất thời gian và hao phí lương. Nguyên nhân, do lỗi ở trạm phát điện, hư hỏng trên đường dây, chập mạch hoặc quá tải, thiếu điện… Khắc phục bằng cách sử dụng máy phát điện trong trường hợp mất điện hơn 20 phút trở lên, để duy trì nguồn điện liên tục sau khi mất điện trong 20 phút đầu sẽ phải dùng UPS.

Giảm áp tạm thời (Power Sag) dẫn đến hư dữ liệu, hư phần cứng, đèn bị chớp nháy, thiết bị tắt vì điện không đủ đáp ứng… Nguyên nhân do khởi động tải lớn, chuyển mạch điện hệ thống, hư thiết bị chuyển mạch, dịch vụ điện kém… Khắc phục bằng cách dùng UPS và ổn áp có khả năng điều chỉnh sự giảm áp tạm thời.

Xung đột biến điện (Power Surge)
là sự gián đoạn trong một chu kỳ sóng sine chuẩn với cường độ rất cao, tăng áp trong thời gian ngắn, mất dữ liệu bộ nhớ, lỗi dữ liệu, hư thiết bị, hư mạch. Nguyên nhân do sét đánh, bật tắt thiết bị lớn, vận hành hệ thống chiếu sáng, các lỗi hệ thống phân phối điện…

Giảm áp (Undervoltage) có điện áp dưới 90% điện áp chuẩn, kéo dài nên gây hiện tượng thiếu điện (Brown-out) làm thiết bị giảm tuổi thọ, hư hỏng do nhiệt độ tăng cao... Nguyên nhân do thời tiết, nhu cầu sử dụng điện cao quá, mất pha, chính sách của công ty phân phối điện trong giờ cao điểm..

Quá áp (Over-Voltage) hơn 2 chu kỳ có mức điện áp trên 110% điện áp chuẩn, gần với xung đột biến điện nhưng thời gian dài hơn, bao gồm nhiều hiện tượng đột biến điện, gây hư hỏng nặng cho môtơ và máy vi tính, làm bộ nhớ bị hư/mất dữ liệu, tăng nguy cơ cháy nổ… Nguyên nhân do lỗi ở hệ thống phân phối điện, sự sụt tải lớn, thay đổi cảm kháng khi chuyển mạch, bão mặt trời… Cách khắc phục, dùng các thiết bị ổn định điện như ổn áp.

Nhiễu đường dây (Line Noise) là nguyên nhân chủ yếu gây lỗi máy tính, hư và mất dữ liệu… Hiện tượng này xảy ra do môtơ điện công suất lớn, bão điện từ, ứng dụng phát sóng, thiết bị HVAC (hệ thống điện lạnh, thông gió) vận hành. Dùng bộ lọc và ổn áp sẽ hạn chế được vấn đề này.

Biến đổi tần số (Frequency Variation). Sự thay đổi tần số điện dẫn đến mất dữ liệu, hệ thống bị đụng (crashes), hư thiết bị. Nguyên nhân có thể do máy phát điện không ổn định, do nhà cung cấp điện, vì vậy cần xem lại chất lượng máy phát điện và dùng UPS tốt.

Xung đột biến điện do chuyển mạch (Switching Transients) là các xung điện áp lớn, xuất hiện nhanh và nhiều (kéo dài) hơn các xung đột biến đơn bình thường, dễ thấy nhất là việc phát tia lửa điện khi cắm điện, bật tắt công tắc, gây mất dữ liệu, thiết bị quá tải nhiệt (heat stress). Nguyên nhân, do xả tĩnh điện, chuyển mạch trên đường dây, sự tương tác chuyển đổi năng lượng phức tạp trong hệ thống điện. Dùng thiết bị triệt xung đột biến điện (TVSS – Transient Voltage Surge Suppression) hay thường gọi là thiết bị lọc sét (SPD - Surge Protection Device) sẽ giải quyết được vấn đề.

Sóng hài (Harmonic Distortion) là sự thay đổi tần số điện dưới dạng bội số của tần số sóng sine cơ bản, sinh ra nhiệt cao gây hư hỏng thiết bị, hỏa hoạn và nguy cơ cháy nổ, âm thầm diễn biến trong nhiều năm mà rất khó bị phát hiện. Nguyên nhân do ứng dụng có nhiều máy vi tính là những tải phi tuyến, động cơ biến tần, lây từ nguồn điện lưới bên ngoài...
Thiệt hại do điện gây ra
http://www.pcworld.com.vn/pcworld/info/misc/2009/11/B0911_82a.jpg
1. Thiệt hại do gián đoạn: Sự gián đoạn là không lường trước được. Tại Mỹ số trường hợp gián đoạn về điện có xu hướng tăng theo sự phát triển của nhân loại. Thống kê chi phí mà các ngành công nghiệp khác nhau của Mỹ phải chịu trong một giờ ngưng vận hành như sau: ngành năng lượng là 30,8 tỷ đồng, viễn thông 22 tỷ đồng, sản xuất 17,6 tỷ đồng… Trung bình, tổn thất tại Mỹ là trên 3 triệu đồng/giây. Thống kê năm 2007 cho thấy, 4/5 DN bị thiếu hụt về điện và 42% phải đóng cửa ít nhất 1 ngày. Mặc dù chủ DN biết đây là một mối đe dọa lớn nhưng chỉ 40% sẵn sàng đầu tư để giải quyết vấn đề.

Ví dụ về tổn thất gián đoạn trong DN nhỏ tại Mỹ: năm 2007, mức lương trung bình/giờ là gần 300 ngàn đồng. Một DN trung bình có 19,5 nhân viên sẽ chịu tổn thất lương là 3,7 triệu đồng/giờ. Chi phí doanh thu mất đi cho một nhân viên ở không xấp xỉ là 2,3 triệu đồng/giờ, nếu nhân với số lượng nhân viên bên trên và tỉ lệ thời gian gián đoạn trung bình trong một năm sẽ có con số tổn thất là 4,1 tỷ đồng/năm.

2. Thiệt hại do thiết bị: Trong 30 năm qua, công nghệ đã tiến những bước dài. Các chíp vi xử lý đã giảm đáng kể về kích thước nhưng lại tăng đáng kể về tốc độ xử lý. Khi chíp ngày càng nhỏ hơn, điện áp đòi hỏi cũng phải giảm tương ứng. Nhưng hệ thống cấp điện của bạn 30 năm rồi có thay đổi không? Điện áp sinh hoạt 110V/220V của bạn có giảm theo không? Vậy tại sao phải lưu ý về việc này? Đó là vì các chíp vi xử lý ngày càng chiếm tỉ lệ cao và quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

Tổ chức “Computer Technology Review” đã thống kê: 80% lỗi máy tính là do điện kém chất lượng gây ra và có thể khắc phục được bằng cách sử dụng đúng thiết bị ổn định chất lượng nguồn điện.
Cách bảo vệ các tải và thiết bị nhạy cảm

1. Lựa chọn đúng đơn vị tư vấn thiết kế khi đã quyết định phải đầu tư vào giải pháp nguồn để bảo vệ việc kinh doanh của bạn. Đầu tiên phải xem thiết bị cần bảo vệ có tầm quan trọng như thế nào và có ảnh hưởng ra sao đến năng suất và lợi nhuận. Sau đó đưa ra các chỉ tiêu (ví dụ: tôi cần hệ thống vận hành liên tục ở mức 99%, 99,9% hay 99,999%…) mà bạn mong muốn từ đơn vị tư vấn hay nhà cung cấp. Tiếp theo, bạn cần trang bị cho mình một số nguyên tắc lựa chọn sản phẩm họ đề xuất để tránh sai lầm, ân hận về sau.

2. Dùng thiết bị cho đúng: Hệ thống lớn không thể thiếu UPS nhưng một thiết bị triệt xung đột biến điện 10 triệu đồng đôi khi lại hiệu quả hơn hệ thống 2 UPS 300 triệu đồng. Thiết bị triệt xung đột biến điện cần trong trường hợp chống xung đột biến điện (transient), vì các UPS không thể bảo vệ tải của bạn triệt để trước xung đột biến điện và sóng hài. Một máy biến áp triệt sóng hài chuyên dụng tuy đắt hơn các máy biến áp K-rate 30% nhưng lại cho hiệu suất vận hành cao hơn đến 50%…

Các hệ thống thông thường không khớp nhau, vì vậy chúng ta phải có nhiều hệ thống để bảo vệ các tải và thiết bị nhạy cảm. Khi các hệ thống, thiết bị này ráp lại với nhau trong một tổng thể hài hòa thì năng suất và lợi nhuận của bạn sẽ tăng đáng kể cho việc giảm chi phí thay thế, sửa chữa, bảo trì và gián đoạn trong sản xuất đến mức thấp nhất.

3. Chọn nhà sản xuất: Khi chọn nhà sản xuất, so sánh yếu tố năng lượng chuyển đổi (power rating) - công suất chuyển từ điện năng năng lượng khác như ánh sáng, nhiệt, chuyển động…) và phương pháp kiểm tra sản phẩm mà họ tuyên bố trong tài liệu kỹ thuật là rất quan trọng. Với UPS, thời gian backup của pin là quan trọng nên bạn cần xem xét hệ thống nào có khả năng chịu tải khi vận hành càng cao càng tốt và có thể mở rộng được. Đối với thiết bị lọc sét và xung đột biến điện, kiếm những sản phẩm cho điện áp dư/điện áp cho qua (Let-Through-Voltage) được kiểm chứng thấp nhất và thời gian bảo hành lâu nhất…

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

Hệ thống sàn nâng cho Datacenter

Hệ thống sàn nâng được thiết kế một DC chuẩn:
• Sàn nâng chống được tĩnh điện, chống ẩm ướt chống cháy 
• Chịu lực cao, đảm bảo phân tải đều.
• Ngòai ra sàn nâng còn đảm bảo mỹ quan cho phòng Server
• Chiều cao sàn: 300 mm

Độ cao sàn nâng
Không gian phía dưới sàn nâng được sủ dụng để dẫn khí làm mát cung cấp cho thiết bị.
Độ cao tối thiểu là 300mm cho tối ưu hóa luồng khí phân phối. Nó đóng vai trò ống gió phân phối khí lạnh và vì vậy cũng phải xem xét đến hiệu ứng thoát nhiệt, trở lực gió nếu tính toán vừa sát với công suất lạnh.. Tuy nhiên nếu độ cao là  (300 mm) thì
không nên đi các loại cáp dưới sàn nâng vì sẽ ngăn chặn luồng lưu thông của khí lạnh. Độ cao
từ sàn nâng tới trần giả tối thiểu là 2400mm.

Mặt sàn nâng ( Raised Floor Finishes)
Tất cả các tấm sàn nâng trong phòng máy chủ là loại bọc tráng lớp chống tĩnh điện.

Tải sàn nâng (Raised Floor Panel Loading)
Các tấm sàn nâng là loại khung kim loại có nhồi xi măng. Các tấm sàn nâng có khả năng chịu tải
trọng tập trung là 4.5kN, Các tấm sàn nâng có khả năng chịu tải trọng tối thiểu 1000Kg/m2 cho khu vực phòng máy chủ, riêng vị trí đặt UPS và acquy yêu cầu 1500Kg/m2. Tất cả các tấm có kích thước 600mm x 600mm.

Các loại sàn
Sàn kỹ thuật cho datacenter hay sever





Tác dụng của hệ thống sàn nâng :
- Sàn kỹ thuật che lấp đi các loại hệ thống dây, ống dẫn, kỹ thuật ngầm sẽ được đi trong khoảng giữa hai mặt sàn.
- Bảo vệ hệ thống dây điện, cáp điện hay bất kì vật liệu gì để dưới sàn tránh được sự xâm hại của côn trùng, hóa chất hay không khí nóng ẩm của mặt sàn bê tông bằng hệ thống giá đỡ được thiết kế phù hợp cho từng công trình, từng loại thiết bị đặt trên sàn phụ.
- Giảm tiếng ồn, giảm rung cho thiết bị trong quá trình vận hành.
- Triệt tiêu bớt Ion+ trong môi trường tạo sự vận hành chuẩn xác hơn cho các máy móc thiết bị đặt bên trên mặt sàn. Giảm tối đa dòng điện đối với con người ngay cả khi có sự cố cháy, nổ.
- Không dẫn lửa, cho phép di chuyển các thiết bị kịp thời khi có sự cố hỏa hoạn.
- Tạo môi trường khô ráo, sạch sẽ cho các thiết bị để trên sàn


1. Sàn nâng chống tĩnh điện (Anti Static Steel Panel) cho DATA CENTER, SERVER
Là hệ thống tấm sàn thép lõi bê tông nhẹ và mặt phủ HPL chống tĩnh điện, có khả năng chịu ẩm tốt kết hợp với tấm sàn có lỗ chuyên dung cho hệ thống có điều hoà âm sàn. Kích thước tấm sàn 600 x 600 x 35 mm, được đặt lên hệ thống chân dỡ có chiều cao 150 – 1200 mm





2. Sàn nâng gỗ ép (Woodcore Panel) cho phòng viễn thông, Tổng đài
Là hệ thống tấm sàn gỗ ép cường độ cao, hai mặt là lớp thép không dỉ dày 0.5 mm. Brrf có khả năng chống tĩnh điện cao 1.59 x 108 ~ 2.2 x 108 ohm



3. Sàn nâng thép lõi bê tông nhẹ (Bare Panel / OA Panel)
Là hệ thống tấm sàn dung cho khối văn phòng cao cấp, giúp linh hoạt cho việc đi dây phía dưới.


4. Sàn nâng vinyl
Là hệ thống tấm sàn có bề mặt phủ vinyl, có khả năng chống tĩnh điện cao và giảm ồn. Là sản phẩm chuyên dung cho phòng sạch nhà máy vi điện tử.
Các đặc tính của tấm sàn vinyl / pvc
a. Tính dẫn điện.
• Nó đáp ứng được các yêu cầu của điện kháng UL 779 & NFPA 99.
• Bề mặt điện kháng: 104- 106 Ω
• Thời gian giải phóng tĩnh điện: Từ 5.000lts về 0 lts là 0.25sec.
b. Độ bền.
• Chống lại sự hao mòn theo thời gian hay do hóa chất .
c. Kích cỡ và màu sắc luôn duy trì
d. Thuộc tính tải trọng.
• Chịu được các loại tải trọng thong thuờng như: sự di chuyển máy móc hay xe hàng
e. Tính dân điện lâu dài.
• Chất dẫn điện được bố trí đều trên vật liệu nên duy trì tốt khả năng dẫn điện theo thời gian
f. Không bắt cháy.


5. Sàn nhôm
Là hệ thống sàn làm bằng hợp kim nhôm nhẹ bề mặt phủ lớp vinyl và khả năng chịu tải lớn. Là sản phẩm chuyên dùng cho phòng sạch nhà máy dược hay nhà máy thiết bị điện tử.



6. Sàn đục lỗ ( tấm thông hơi)
Là các tấm sàn thép bề mặt phủ HPL và được đục lỗ theo lỉ lệ thoát khí 41% hay 20% Dùng kết hợp với hệ thống tấm sàn cho phòng datacenter có điều hào âm sàn ( điều hòa chính xác )

Hạ tầng cơ bản của Datacenter

1_ Hệ thống sàn, vách ngăn chống cháy.
2_ Hệ thống nguồn điện, chóng sét
3_ Hệ thống làm mát.
4_ Hệ thống tủ rack.
5_ Hệ thống mạng cáp: cáp nguồn, cáp tín hiệu.
6_ Hệ thống phòng và chữa cháy.
7_ Hệ thống quản lý và cảnh báo
Vật lý: cửa ra vào, camera giám sát.
Tín hiệu: nhiệt độ, độ ẩm, cảnh báo cháy, ...

PHÂN LOẠI
Quan điểm của mình có 05 trung tâm dữ liệu cần lưu ý (không tính phòng IT nhỏ).
+ DC cho Telecom ... Tải nhiệt ổn định, có mật độ nhiệt thấp đến vừa trên diện tích.
+ DC hosting, broadbank ... Tải nhiệt ổn định có mật độ nhiệt cao trên diện tích tủ.
+ DC cho Ngan Hang, Tai Chinh, công ty hoạt động IT software... Đặt trưng tải nhiệt lên xuống theo giờ, ngày (giờ khớp lệnh, giờ chuyển tiền trung chuyển qua cổng chuyển tiền, giờ sao lưu,giờ làm việc giao dịch với khách hàng...).Tải nhiệt đồng thời giao động rất khác nhau tuỳ theo khu vực đặt thiết bị (có khu vực lên vô cùng nóng, và có khu vực vô cùng lạnh).
+ DC cho Grid Computing. Đặc trưng tải nhiệt lên xuống cực kỳ lớn tuỳ thuộc trạng thái tính toán. Lệch nhau giữa các chu kỳ tính toán có thể lên hơn 10 lần.Các chu kỳ đôi khi cách nhau chưa đến 1giờ.
+ DC service (cho thuê). Là tổng hòa giữa các hình thức trên và tuỳ theo định hướng kinh doanh mà đầu tư cho hợp lý.

==> Tải càng phức tạp, mật độ nhiệt càng cao, kế hoạch mở rộng không rõ ràng sẽ là thách thức lớn nhất. (nên lấy phí thiết kế).

Giới thiệu SAMBA, Lab SAMBA trên CentOS Linux





Samba (Server Message Block) là giao thức giúp các máy tính trong hệ thống mạng Windows truyền thông với nhau, chia sẻ file và máy in.

Samba cũng là tên 1 phần mềm sử dụng giao thức Samba kết nối hệ thống mạng Linux với hệ thống mạng Windows.


CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH SAMBA SERVER

Mô hình bài thực hành


Nội dung của bài thực hành
Xây dựng 1 máy ảo Linux chạy hệ điều hành CentOS-5 và 1 máy thật Windows kết nối theo mô hình trên.

Cài đặt và cấu hình máy Linux làm Samba Server và Samba Client để chia sẻ file giữa máy Linux với máy Windows và máy Windows với Linux.

Địa chỉ IP sử dụng trong bài thực hành
Máy Linux : 192.168.1.1/24.
Máy Windows : 192.168.1.2/24.

Bước 1 : Đặt địa chỉ IP trên máy Samba Server và máy Windows. Tắt firewall trên máy Samba Server
[root@sambaserver]# ifconfig eth0 192.168.1.1 netmask 255.255.255.0 up
[root@sambaserver]# service iptables stop

Hình này đã được thu nhỏ, nhấn vào đây để xem nguyên bản. Kích thước ban đầu của ảnh này là 745x510



Bước 2 : Kiểm tra package “samba” đã được cài đặt hay chưa. Nếu chưa tiến hành cài đặt package này qua yum hoặc rpm
[root@sambaserver]# rpm -qa | grep samba
[root@sambaserver]# yum install samba
[root@sambaserver]# rpm -qa | grep samba
samba-3.0.33-3.29.el5_5.1
samba-common-3.0.33-3.29.el5_5.1

Hình này đã được thu nhỏ, nhấn vào đây để xem nguyên bản. Kích thước ban đầu của ảnh này là 744x506


Hình này đã được thu nhỏ, nhấn vào đây để xem nguyên bản. Kích thước ban đầu của ảnh này là 744x512

Bước 3 : Mở file cấu hình tổng thể của samba và xem một số thông tin cấu hình chính.
[root@sambaserver]# less /etc/samba/smb.conf
...
[global] # phần cấu hình tổng thể cho dịch vụ

# ----------------------- Network Related Options -------------------------

workgroup = MYGROUP # gia nhập vào workgroup có tên “MYGROUP”
server string = Samba Server Version %v # thông tin mô tả server

# --------------------------- Logging Options -----------------------------
#
# Log File let you specify where to put logs and how to split them up.
; log file = /var/log/samba/%m.log # Vị trí đặt log file
# max 50KB per log file, then rotate
; max log size = 50

# ----------------------- Standalone Server Options ------------------------

security = user # Xác thực dựa trên user account
passdb backend = tdbsam # Sử dụng tdbsam (smbpasswd) để xác thực

[homes] # Chia sẻ thư mục home của từng người dùng
comment = Home Directories # Thông tin mô tả thư mục
browseable = no # Không hiển thị thư mục này khi browse
writable = yes # Cho phép user ghi file lên thư mục home
; valid users = %S # Giới hạn truy cập cho từng user, %S sẽ được thay thế bằng tên của user truy nhập
; valid users = MYDOMAIN\%S

[printers] # Chia sẻ các máy in
comment = All Printers
path = /var/spool/samba
browseable = no
guest ok = no
writable = no
printable = yes
...

Hình này đã được thu nhỏ, nhấn vào đây để xem nguyên bản. Kích thước ban đầu của ảnh này là 743x506


Hình này đã được thu nhỏ, nhấn vào đây để xem nguyên bản. Kích thước ban đầu của ảnh này là 745x509

Bước 4 : Tạo thư mục chia sẻ trên máy Samba Server và copy 1 số file vào thư mục đó.
[root@sambaserver]# mkdir /smbsharing
[root@sambaserver]# cp /var/log/*.log /smbsharing

Hình này đã được thu nhỏ, nhấn vào đây để xem nguyên bản. Kích thước ban đầu của ảnh này là 744x507

Bước 5 : Tạo user có tên “sambauser" trên hệ thống và đưa user này vào danh sách user của samba.
[root@sambaserver]# useradd sambauser
[root@sambaserver]# smbpasswd -a sambauser
New SMB password:
Retype new SMB password:
[root@sambaserver]# chmod 600 /etc/samba/smbpasswd

Hình này đã được thu nhỏ, nhấn vào đây để xem nguyên bản. Kích thước ban đầu của ảnh này là 744x505

Bước 6 : Backup file cấu hình của samba và cấu hình file cấu hình này để :
Chỉ cho phép các client ở subnet 192.168.1.0/24 được truy cập vào thư mục chia sẻ.

Chia sẻ thư mục /smbsharing và chỉ cho phép user “sambauser” truy cập vào thư mục chia sẻ này.

[root@sambaserver]# cd /etc/samba
[root@sambaserver]# cp smb.conf smb.conf.backup
[root@sambaserver]# vi /etc/smb.conf


host allow 127. 192.168.1.

[myshare]
comment = Shared Folder
path = /smbsharing
browseable = yes
public = yes
writeable = yes
valid users = sambauser

Hình này đã được thu nhỏ, nhấn vào đây để xem nguyên bản. Kích thước ban đầu của ảnh này là 744x512


Hình này đã được thu nhỏ, nhấn vào đây để xem nguyên bản. Kích thước ban đầu của ảnh này là 743x504


Hình này đã được thu nhỏ, nhấn vào đây để xem nguyên bản. Kích thước ban đầu của ảnh này là 744x511

Bước 7 : Kiểm tra file cấu hình và khởi động dịch vụ samba.
[root@sambaserver]# testparm /etc/samba/smb.conf
[root@sambaserver]# service smb start
Starting SMB services: [ OK ]
Starting NMB services: [ OK ]

Hình này đã được thu nhỏ, nhấn vào đây để xem nguyên bản. Kích thước ban đầu của ảnh này là 744x508


Hình này đã được thu nhỏ, nhấn vào đây để xem nguyên bản. Kích thước ban đầu của ảnh này là 743x509

Bước 8 : Trên máy ảo Windows truy cập vào địa chỉ \\192.168.1.1 và login bằng account "sambauser" để xem thư mục chia sẻ.





Hình này đã được thu nhỏ, nhấn vào đây để xem nguyên bản. Kích thước ban đầu của ảnh này là 798x594


Hình này đã được thu nhỏ, nhấn vào đây để xem nguyên bản. Kích thước ban đầu của ảnh này là 797x594

Bước 9 : Trên máy Windows thử tạo 1 file hoặc folder trong thư mục chia sẻ /smb/sharing. Mặc định thì việc tạo file/folder này sẽ không thành công.

Hình này đã được thu nhỏ, nhấn vào đây để xem nguyên bản. Kích thước ban đầu của ảnh này là 800x596

Bước 10 : Trên máy Samba Server thay đổi lại quyền trên thư mục chia sẻ /smbsharing, thêm quyền ghi cho các user khác trên thư mục này.
[root@sambaserver]# ls -l /smbsharing
[root@sambaserver]# chmod o+w /smbsharing
drwxr-xrwx 2 root root 4096 Mar 22 01:36 smbsharing

Hình này đã được thu nhỏ, nhấn vào đây để xem nguyên bản. Kích thước ban đầu của ảnh này là 745x508


Hình này đã được thu nhỏ, nhấn vào đây để xem nguyên bản. Kích thước ban đầu của ảnh này là 742x508

Bước 11 : Trên máy Windows thử lại tạo 1 file/folder trong thư mục chia sẻ /smbsharing và việc tạo 1 file/folder sẽ thành công.

Hình này đã được thu nhỏ, nhấn vào đây để xem nguyên bản. Kích thước ban đầu của ảnh này là 799x715


Hình này đã được thu nhỏ, nhấn vào đây để xem nguyên bản. Kích thước ban đầu của ảnh này là 800x598


CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH SAMBA CLIENT


Bước 12 : Kiểm tra package “samba-client” đã được cài đặt trên máy ảo Samba Server ra chưa. Nếu chưa tiến hành cài đặt package này qua yum hoặc rpm.
[root@sambaserver]# rpm -qa | grep samba-client
[root@sambaserver]# yum install samba-client
[root@sambaserver]# rpm -qa | grep samba-client
samba-client-3.0.33-3.29.el5_5.1

Hình này đã được thu nhỏ, nhấn vào đây để xem nguyên bản. Kích thước ban đầu của ảnh này là 744x508

Bước 13 : Trên máy ảo Windows tạo thư mục C:\myshare, tạo 1 số file/folder trong thư mục này và chia sẻ thư mục này.

Hình này đã được thu nhỏ, nhấn vào đây để xem nguyên bản. Kích thước ban đầu của ảnh này là 798x599


Hình này đã được thu nhỏ, nhấn vào đây để xem nguyên bản. Kích thước ban đầu của ảnh này là 797x598



Bước 14 : Trên máy ảo Samba Server tạo 1 mount point và thực hiện việc mount thư mục chia sẻ từ máy Windows. Kiểm tra việc mount.
[root@sambaserver]# mkdir /mnt/smb
[root@sambaserver]# mount -o username=Administrator,password=yourpassword //192.168.1.1/myshare /mnt/smb
[root@sambaserver]# mount
//192.168.1.1/myshare on /mnt/smb type cifs (rw,mand)
[root@sambaserver]# ls /mnt/smb

Hình này đã được thu nhỏ, nhấn vào đây để xem nguyên bản. Kích thước ban đầu của ảnh này là 745x510

Bước 15 ( Tùy chọn ) : Tạo 1 file chứa thông tin về account username và password login vào máy Windows. Cấu hình file /etc/fstab để tự động mount thư mục chia sẻ mỗi khi hệ thống khởi động.
[root@sambaserver]# vi /etc/samba/cred
username=Administrator #username sử dụng để login
password=mypassword #password sử dụng để login
[root@sambaserver]# vi /etc/fstab

//192.168.1.1/myshare /mnt/share cifs credentials=/etc/samba/cred 0 0

Hình này đã được thu nhỏ, nhấn vào đây để xem nguyên bản. Kích thước ban đầu của ảnh này là 745x507


Hình này đã được thu nhỏ, nhấn vào đây để xem nguyên bản. Kích thước ban đầu của ảnh này là 745x510


Hình này đã được thu nhỏ, nhấn vào đây để xem nguyên bản. Kích thước ban đầu của ảnh này là 745x507


Hình này đã được thu nhỏ, nhấn vào đây để xem nguyên bản. Kích thước ban đầu của ảnh này là 745x509